Hiểu về chữ "Nhân" và chữ "Đạo" trong võ thuật

Chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau về võ đạo của môn phái Thiếu lâm Sơn đông Bắc phái

Hiểu về chữ "Nhân" và chữ "Đạo" trong võ thuật

Gửi bàigửi bởi Luongngan » Thứ 2 Tháng 1 17, 2011 9:11 pm

Mặc dù có nhìn thấy phần giới thiệu bên ngoài mục "Võ Đạo" là "cùng bàn luận về võ đạo của môn phái Thiếu Lâm Sơn Động Bắc Phái", nhưng vì thấy bài viết này khá hay, nên con xin mạn phép tạo bài trong mục này.
Hiểu về chữ "NHÂN" (仁)và chữ "ĐẠO" (道)trong võ thuật

A- “Tam cương” và “ Ngũ thường” là những chuẩn mực đạo đức làm người trong lễ giáo ngày trước, theo đà tiến bộ của xã hội, ngày nay “Tam cương” đã có nhiều ít thay đổi để phù hợp với xã hội đương thời, nhưng “Ngũ thường” cho đến nay trong chừng mực nào đó của giao tế, vẫn là những chuẩn mực còn giá trị với thời gian . Trong “ngũ thường” “nhân, lễ, nghĩa, trí tín” thì “nhân” đứng hàng đầu, là đạo đức đầu tiên để thẩm định giá trị, thẩm định nhân cách, tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của mỗi người nói chung và của những người theo nghề võ nói riêng .
07.jpg
07.jpg (64.61 KIB) Đã xem 15530 lần.

B/1- Hiểu một cách hạn hẹp theo nghĩa chiết tự chữ “nhân”(仁) gồm hai chữ là “nhân” (人:con người) và nhị (二:hai) ghép lại với nhau – Nhân (仁) chính là lề lối cư xử của người với người trong giao tế xã hội. Cư xử với nhau như thế nào hợp lễ, hợp nghĩa , có trí, có tín, đó chính là “nhân” .

B/2- Hiểu một cách rộng rãi phổ biến hơn, nhân chính là công chính, từ ái, bao gồm tất cả các nét tốt, là đức tính thương người (theo Việt Nam tự điển trang 407) và vì thế nhân thường kết hợp với một số từ khác để thành những từ ngữ mang ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống như : “nhân ái, nhân đức, nhân hậu, nhân từ” và Nguyễn Du trong truyện Kiều cũng đã phân định rõ ràng giữa “hiếu” và “nhân” :
“Bán mình là hiếu, cứu người là nhân”

B/3- Đứng ở góc độ những người theo nghề võ , là những người mà mỗi cái cất chân, cất tay, nắm tay, bàn chân… đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng người khác, đạo “nhân” cần phải được chú trọng hơn, để khỏi làm thương tổn đến người khác, tổ sư Choji Suzuki dạy “ mình và mọi người đều phải tốt đẹp” đó là một khía cạnh về “nhân” trong võ thuật ; không những không làm thiệt hại thương tổn người khác mà còn nâng người khác lên để được tốt đẹp như mình – không làm đau đớn thương tổn người khác đã đành, phải cư xử trên cơ sở tình yêu thương (thương người như thể thương thân) đó là nhân ái – mang đến niềm vui cho người, đó là “nhân từ” – mà nếu có phải “nhấc chân, nhấc tay” thì nguyên tắc “hạ thủ lưu tình” (xuống tay còn giữ lại chút tình) đó chính là “nhân hậu” . Như thế, hơn ai hết người theo nghiệp võ không thể không đưa cái đức “nhân” lên hàng đầu để răn mình, dạy người và tôn vinh sự nghiệp của đời mình – “nhân” được đưa lên hàng “Đạo” .

C-“Đạo” trong “nhân đạo” (đạo nhân) :
chudao.JPG
chudao.JPG (7.58 KIB) Đã xem 15527 lần.

Hiểu theo nghĩa chiết tự, Đạo (道) là một chữ ghép gồm bộ Thủ (首) là cái Đầu và bộ Xước (辶) là bước chân – Chân bước theo đầu, đầu hướng dẫn chân – Đó là những hành động có định hướng tốt đẹp và đúng đắn hợp tình hợp lý hợp lòng người .

Từ “Đạo” thường không dùng một mình mà kết hợp với một từ khác để mang một ý nghĩa phổ quát hơn : Đạo đức, đạo lý, đạo trường, đạo tâm…….

Đạo không mang một ý nghĩa hẹp là tôn giáo mà mang một ý nghĩa rộng lớn hơn là “con đường tốt đẹp “ mà mỗi người chúng ta phải noi theo.

Vậy thì tất cả những điều tốt đẹp là đạo, không tốt đẹp là sai đạo, lạc đường và riêng những người theo nghiệp võ cũng có đạo lý của riêng mình, đó là võ đạo, với những môn quy của từng trường phái, nhưng dù ở môn phái võ nào, có môn quy ra sao thì trọng tâm của môn quy ấy cũng phải dựa trên nền tảng đạo lý và cuộc sống của con người, không thể xa với con người .

Ý niệm về đạo không cụ thể như ý niệm về nhân, nhưng ta có thể hiểu một cách tổng quát và phổ biến “nhân và đạo” là hai tiêu chuẩn của xã hội để đánh giá những con người theo nghề võ. Hợp lòng người, cư xử tốt đẹp đó là “nhân” là “đạo” – làm những việc mà xã hội và pháp luật không công nhận là không còn “nhân” không còn “đạo” trong cuộc sống .

Nguồn: Trưởng tràng suzucho ryu – Huyền đai đệ bát đẳng – Lê Văn Thạnh
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Luongngan
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 576
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 1 06, 2011 2:44 pm

Re: Hiểu về chữ "Nhân" và chữ "Đạo" trong võ thuật

Gửi bàigửi bởi lintprince » Thứ 4 Tháng 1 19, 2011 12:20 pm

Hi vọng sẽ có thêm loạt bài về lễ nghĩa trí tín nữa :mrgreen:
lintprince
Thành viên 3 sao
Thành viên 3 sao
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 12 25, 2009 8:51 am

Re: Hiểu về chữ "Nhân" và chữ "Đạo" trong võ thuật

Gửi bàigửi bởi Luongngan » Thứ 4 Tháng 1 19, 2011 11:43 pm

Phải công nhận một điều là... văn hóa Trung Hoa rất đặc sắc... mà thú thực là mình đã học được không ít thứ từ đó. Nhưng nói đi nói lại dù tốt dù xấu vẫn thấy yêu Việt Nam thế cơ chứ... :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Luongngan
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 576
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 1 06, 2011 2:44 pm

Re: Hiểu về chữ "Nhân" và chữ "Đạo" trong võ thuật

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 6 Tháng 2 18, 2011 10:55 pm

Chữ và nghĩa của chữ TQ cũng thật là hay. Viết lên thì như thế, nhưng để sống và làm như vậy là không dễ. Mà nhiều người Việt cũng hay lắm, có điều chúng ta chưa biết tới . Các sử sách sưa kia của Việt Nam không ghi lại được, không giữ được vì nhiều lý do. Nay chúng ta ko có tài liệu để xem lại.
Bạn luongngan nói yêu Việt Nam.! và cả võ đường Định Công cũng đang yêu đấy chứ :roll: ;)
Nhiều người VN ở xa tổ quốc nhiều năm cũng hằng ngày vẫn dõi theo về Việt Nam đất mẹ, chữ ét sì cực kỳ yêu ......
admin
 
Bài viết: 62
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 10, 2009 12:52 pm

Re: Hiểu về chữ "Nhân" và chữ "Đạo" trong võ thuật

Gửi bàigửi bởi Luongngan » Thứ 7 Tháng 2 19, 2011 12:22 am

Hì hì... Thấy Thầy hỏi có yêu võ đường không tự nhiên lại thấy chột dạ... Đúng là hôm trước em vừa nghỉ một buổi :mrgreen: (lần đầu tiên nghỉ ạ :? :? ), nhưng không phải vì không yêu võ đường nữa đâu Thầy ơi, hu hu :cry: :cry: :cry: (à quên mất, không thanh minh, thanh minh là thú tội mà :mrgreen: :mrgreen: )
Nói tới nói lui thì em vẫn yêu, yêu nữa và yêu mãi... hì hì... :P :P
Sắp thi lên đai rồi mà sao em tập vẫn gà rù quá, thầy Lưu chỉ bảo mãi mà vẫn làm không ra sao cả :roll: :? Em phải thú nhận là học võ là môn "thể dục" khó nhất với em từ trước tới nay, híc híc! Nhưng phải kiên trì, "kiên trì là cái gì cũng được" mà :mrgreen:
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Luongngan
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 576
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 1 06, 2011 2:44 pm

Re: Hiểu về chữ "Nhân" và chữ "Đạo" trong võ thuật

Gửi bàigửi bởi nhi_90 » Thứ 6 Tháng 5 27, 2011 6:21 pm

GỬI TỚI VÕ SINH LẠC VIỆT TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngọc Trản --A. Dũng (HBT)
http://www.youtube.com/watch?v=rE8dOL7vaI8

Lão Hổ ---A.Lưu (ĐC)
http://www.youtube.com/watch?v=oyjtT8mhVSU

Đối Kháng Hùng Chưởng
http://www.youtube.com/watch?v=0Q0moR2lxSY

Đối Kháng Thôi Sơn
http://www.youtube.com/watch?v=j4ofed0FZuE

hãy gửi like,thanks vào tin nhắn cho tui :X :X mong mọi người ủng hộ
Văn thiếu võ, văn thành nhu nhược
Võ thiếu văn, võ trở bạo tàn
Võ văn hai chữ tương quan
Lục thao, tam lược đứng hàng hùng anh.
nhi_90
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 4 09, 2011 2:44 pm
Đến từ: Thành Nam


Quay về Võ đạo

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.6 khách.