Con đường võ đạo - Kỳ 2: Trận đấu sinh tử

Chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau về võ đạo của môn phái Thiếu lâm Sơn đông Bắc phái

Con đường võ đạo - Kỳ 2: Trận đấu sinh tử

Gửi bàigửi bởi admin » Thứ 7 Tháng 4 25, 2009 7:45 pm

“Xà vương phún khí”

Sau khi thọ giáo với sư phụ Lý Giang Nam, chàng trai mê võ Trần Tiến còn tiếp tục học hỏi thêm nhiều môn phái khác, đặc biệt là khổ luyện nhu thuật và kiếm đạo của Nhật. Không chỉ học hỏi, Trần Tiến còn phân tích tinh hoa của hai dòng võ Trung Quốc và Nhật Bản để sáng tạo thành những đòn thế độc đáo cho riêng mình. Máu nóng tuổi trẻ cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã dần dần đẩy đưa Trần Tiến bước lên nhiều sàn đấu võ thuật trong nước và quốc tế. Sau khi giành ngôi vô địch kiếm thuật Bắc kỳ, ông tiếp tục giành chiến thắng trong hầu hết trận đấu quyền thuật nhờ sự khổ luyện công phu.

Những năm đầu thập niên 1940, trong màu áo quảng cáo của một hãng giày, Trần Tiến bắt đầu sự nghiệp đấu võ đài chuyên nghiệp ở các nước Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines... Trong một giải quyền thuật tự do ở Singapore, ông đã giành chiến thắng hết các lượt đấu vòng ngoài. Đối thủ cuối cùng của Trần Tiến họp báo trước trận chung kết tuyên bố nhất định sẽ rửa hận cho đồng hương đã bị ông đánh bại.

Trận đấu được qui định trong tám hiệp, mỗi hiệp dài 3 phút. Các võ sĩ chỉ bị cấm đánh xòe tay, còn đòn hiểm như cùi chỏ, đầu gối đều được sử dụng và không mặc áo giáp bảo hộ. Võ sĩ Tiểu Lâm Xung nặng 75kg, cao 1,76m trong khi Trần Tiến lúc ấy nặng chưa tới 65kg và chỉ cao 1,69m.

Dạy đòn hiểm nhưng khuyên đệ tử không nên dùng nó - Ảnh do võ sĩ Trần Tiến cung cấp
Ngày trước đêm thượng đài, đại diện của hãng giày lặng lẽ đi cửa sau đến tìm Trần Tiến và truyền đạt mệnh lệnh: “Anh cũng phải thắng trận này. Giới cá cược và truyền thông hiện đang thiên về võ sĩ Singapore. Nếu ta thắng ngược, tên tuổi anh sẽ nổi lên như cồn mà cũng có lợi cho thương hiệu giày”. Trần Tiến trầm ngâm không trả lời, nhưng trong lòng ông đã quyết thắng. Cả buổi trước giờ đấu ông chỉ ngồi thiền, lặng lẽ suy nghĩ về các đòn thế đã học.

Đêm quyết đấu bắt đầu. Tiểu Lâm Xung mặc quần ngắn, áo thun khoe cơ thể lực sĩ và liên tiếp dùng cạnh bàn tay chặt vỡ những tấm ván dày 5cm thay cho màn chào khán giả. Xong, anh ta quay sang hỏi Trần Tiến có thi chặt ván với mình không. Trần Tiến chỉ im lặng lắc đầu. Tiểu Lâm Xung hỏi tiếp: “Vậy thì tự xin thua đi”.

Trần Tiến vẫn mím môi lắc đầu. Tiếng chuông báo hiệp một vang lên, hai võ sĩ lao vào nhau. Tiểu Lâm Xung cậy sức tới tấp tung đòn mãnh liệt, Trần Tiến buộc phải lui vào thế phòng ngự nhiều hơn, thỉnh thoảng mới tìm cách nhập nội để ra đòn. Tiểu Lâm Xung ra hổ quyền thì Trần Tiến dùng hầu quyền để tránh. Tiểu Lâm Xung tiếp tục tung xà quyền. Trần Tiến lại khống chế bằng hạc quyền.

Bốn hiệp đấu trôi qua. Võ sĩ Trần Tiến chưa dính đòn hiểm nhưng bị trọng tài chấm thua điểm số vì ít tấn công. Chính trong khoảnh khắc chủ quan khinh địch của đối thủ, Trần Tiến bất ngờ hạ thấp tấn pháp, trườn người nhập nội như con rắn và bật ngược lên tung đòn “xà vương phún khí” hiểm hóc chính xác vào hạ bộ đối thủ.

Lão võ sư Trần Tiến đang dạy tuyệt kỹ thượng đẳng cho một đệ tử người Pháp - Ảnh do võ sĩ Trần Tiến cung cấp
Trong chớp mắt, Tiểu Lâm Xung rũ người đổ ập xuống lăn lộn, rồi bất tỉnh như thân chuối bị phạt ngang. Cả khán đài sững sờ. Trần Tiến cũng sững sờ. Chính ông cũng không hiểu tại sao mình ra đòn này. Ông lặng lẽ quì xuống xem Tiểu Lâm Xung bị thương thế nào. Miếng bảo hộ vùng hạ bộ của anh ta đã bị vỡ vì cú đánh quá mạnh.

Lòng tự trọng của võ sĩ

Trận đấu dừng lại vì Tiểu Lâm Xung không thể đánh tiếp. Các trọng tài hội ý với nhau và quyết định công bố người chiến thắng là võ sĩ Việt Nam. Sự thật Trần Tiến đã vô tình ra đòn xấu, nhưng võ đài tự do cũng không lạ với chuyện này và các trọng tài sẽ quyết định theo kết cục trận đấu.

Trọng tài chính đến nắm tay Trần Tiến giơ lên cao và trao huy chương cùng tiền thưởng cho ông. Nhưng bất ngờ, trong ánh mắt sững sờ của mọi người, Trần Tiến rút tay lại, chắp bái xin lỗi rồi tự nhận phần thua trước trọng tài, khán giả và đối thủ mới vừa hồi tỉnh. Sau cơn cuồng nhiệt quyết đấu thắng thua, Trần Tiến đã bình tâm trở lại. Võ đài không còn quyết đấu nữa. Thắng bại như gió thoảng qua. Bên tai ông văng vẳng lời thầy dạy ngày nào.

Trần Tiến lặng lẽ cúi đầu rời võ đài trong tiếng huýt sáo phản đối của những kẻ thua cược và cả tiếng vỗ tay của những người cảm phục khí khái ông. Người giận ông nhất đêm đó có lẽ chính là đại diện hãng giày. Suốt đêm Trần Tiến không ngủ được. Lần đầu tiên trong đời võ của ông xảy ra chuyện này, ông ray rứt buồn cho chính bản thân mình.

Ngồi lặng lẽ trước tấm hình thầy, ông suy nghĩ mãi về lời thầy dạy: “Người luyện võ khi phải sử dụng võ mà chỉ biết mỗi mục đích chiến thắng thì chỉ là hạng võ phu. Trên sàn thi đấu, con phải tìm chiến thắng trong nghệ thuật đẹp của võ. Còn nếu phải quyết liệt trên đường phố để tự vệ hay giúp đỡ người khác, con hãy cố tìm cách khống chế, thu phục đối phương chứ không nên sát hại họ”.

Sáng hôm sau, trời còn tờ mờ, đoàn võ sĩ Singapore đã cử ba huynh trưởng đi xe hơi đến gõ cửa phòng ông. Họ chỉ nói ngắn gọn sư phụ võ đường mình cần gặp võ sĩ Việt Nam. Khi đến võ đường Singapore, ông hơi sựng lại khi nhìn thấy 300 võ sinh đứng khoanh tay thành hai hàng vây lấy mình. Trong lúc ông đang hình dung đến chuyện sinh tử sắp xảy ra, bất ngờ vị sư phụ già bước xuống ghế, đến bắt tay ông và nói: “Cảm ơn con đã cho chúng ta một trận đấu đẹp. Chính cái đẹp phát sinh từ cái xấu mới là cái đẹp có ý nghĩa nhất”.

Sau đó, Tiểu Lâm Xung cũng bước lên chào ông: “Đêm qua, lúc dính đòn gục xuống, tôi chỉ muốn vùng dậy để giết anh, nhưng rồi tôi đã nể anh. Tuy nhiên, tôi sẽ không nhường anh nửa đòn trong trận tái đấu tới đâu nhé”. Trần Tiến mỉm cười: “Tôi sẽ phân thắng bại thật sự với anh trong trận tái đấu dù ở bất cứ đâu. Nhưng đối với tôi, đêm qua đã là trận đấu cuối cùng, trận đấu của tôi với chính tôi rồi”.

Người võ sĩ tự xin thua nay đã 96 tuổi. Sau trận thượng đài đáng nhớ đó, Trần Tiến rời võ đài tham gia kháng chiến, huấn luyện tay không cận chiến cho bộ đội đặc công. Đất nước thống nhất, ông vào TP.HCM dạy võ, làm chưởng môn Thiếu Lâm nội gia quyền cho hàng ngàn võ sinh. Hiện ông vẫn còn dạy võ tại quận Tân Bình. Ông thường kể cho đệ tử tâm phúc nghe trận đấu cuối cùng của đời mình làm bài học xóa đi lòng hiếu chiến và vọng danh của những người mới chập chững vào đường võ.
admin
 
Bài viết: 62
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 10, 2009 12:52 pm

Re: Con đường võ đạo - Kỳ 2: Trận đấu sinh tử

Gửi bàigửi bởi ducpro123 » Thứ 5 Tháng 8 13, 2009 2:11 pm

anh admjn tim dau dc cau chuyen nay vay, nghe hoanh trang do!!!!!!!!chj co 3 chu thoi........HAY,HAY VA HAY
ducpro123
Thành viên mới
Thành viên mới
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 8 13, 2009 1:58 pm

Re: Con đường võ đạo - Kỳ 2: Trận đấu sinh tử

Gửi bàigửi bởi shaolinvn1 » Thứ 3 Tháng 10 06, 2009 10:42 pm

Mạo muội xin hỏi ....ducpro123 học ở môn phái nào đấy ? hay võ đường nào của môn phái này ? là thành viên của diễn đàn của Môn phái đã lâu nhưng chỉ đọc thôi. ? bớt chút thời gian đem hiểu biết của mình về võ thuật, tham gia vào diễn đàn cho các anh em tham khảo ...diễn đàn thêm phong phú...
Sửa lần cuối bởi shaolinvn1 vào ngày Thứ 2 Tháng 4 04, 2011 2:59 pm với 1 lần sửa trong tổng số.
shaolinvn1
Thành viên 4 sao
Thành viên 4 sao
 
Bài viết: 114
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 22, 2009 2:56 pm

Re: Con đường võ đạo - Kỳ 2: Trận đấu sinh tử

Gửi bàigửi bởi lacvietvodaontc » Chủ nhật Tháng 4 03, 2011 4:09 pm

Thầy Trần Tiến đã mất cách đây 2 tháng tại Thành Phố HCM.
lacvietvodaontc
Thành viên 3 sao
Thành viên 3 sao
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 10, 2011 7:23 pm

Re: Con đường võ đạo - Kỳ 2: Trận đấu sinh tử

Gửi bàigửi bởi Toan Phong » Thứ 6 Tháng 4 29, 2011 9:18 am

Mình thấy võ sư Trần Tiến rất được nhiều người mến mộ,vì tài và đức của người.Mong rằng trong số huynh đệ của môn phái có nhiều người đạt được thành tích cao cho môn phái và quốc gia.hic! mình SK yếu quá chẳng dám thi thố gì.chỉ chúc cho huynh đệ tiến tới thôi.!! :D :D
Hình ảnh??...S2...??Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Toan Phong
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 315
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 4 09, 2011 3:38 pm
Đến từ: Lương Sơn Bạc

Re: Con đường võ đạo - Kỳ 2: Trận đấu sinh tử

Gửi bàigửi bởi nhi_90 » Thứ 6 Tháng 5 27, 2011 6:21 pm

GỬI TỚI VÕ SINH LẠC VIỆT TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngọc Trản --A. Dũng (HBT)
http://www.youtube.com/watch?v=rE8dOL7vaI8

Lão Hổ ---A.Lưu (ĐC)
http://www.youtube.com/watch?v=oyjtT8mhVSU

Đối Kháng Hùng Chưởng
http://www.youtube.com/watch?v=0Q0moR2lxSY

Đối Kháng Thôi Sơn
http://www.youtube.com/watch?v=j4ofed0FZuE

hãy gửi like,thanks vào tin nhắn cho tui :X :X mong mọi người ủng hộ
Văn thiếu võ, văn thành nhu nhược
Võ thiếu văn, võ trở bạo tàn
Võ văn hai chữ tương quan
Lục thao, tam lược đứng hàng hùng anh.
nhi_90
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 4 09, 2011 2:44 pm
Đến từ: Thành Nam

Re: Con đường võ đạo - Kỳ 2: Trận đấu sinh tử

Gửi bàigửi bởi Knock Out » Thứ 6 Tháng 5 27, 2011 10:11 pm

Toan Phong đã viết:Mình thấy võ sư Trần Tiến rất được nhiều người mến mộ,vì tài và đức của người.Mong rằng trong số huynh đệ của môn phái có nhiều người đạt được thành tích cao cho môn phái và quốc gia.hic! mình SK yếu quá chẳng dám thi thố gì.chỉ chúc cho huynh đệ tiến tới thôi.!! :D :D

cái đấy huynh cứ để đệ
ANH HÙNG XUẤT THIẾU LÂM
Hình đại diện của thành viên
Knock Out
Thành viên 4 sao
Thành viên 4 sao
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 5 11, 2011 5:47 pm
Đến từ: Định Công đường

Re: Con đường võ đạo - Kỳ 2: Trận đấu sinh tử

Gửi bàigửi bởi Knock Out » Thứ 6 Tháng 6 03, 2011 5:56 pm

:lol: :lol: :lol:
ANH HÙNG XUẤT THIẾU LÂM
Hình đại diện của thành viên
Knock Out
Thành viên 4 sao
Thành viên 4 sao
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 5 11, 2011 5:47 pm
Đến từ: Định Công đường


Quay về Võ đạo

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.5 khách.

cron