03:17 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Menu

Ảnh đẹp

Chứng nhận môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO đã có công đóng góp vào sự phát triển của UNESCO Việt nam
Trưởng môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến Lạc Việt Võ Đạo bằng cách nào

Do Internet

Được bạn bè giới thiệu

Do quen biết với các anh HLV

Thấy trên tivi

Thấy quảng cáo ở các trung tâm TDTT

cách khác

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 18

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 17


Hôm nayHôm nay : 2688

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 52519

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8024736

Trang nhất » Tin Tức » Giới thiệu môn phái

Võ đạo

Thứ hai - 09/09/2013 21:50
LV VĐ cũng như bất kỳ một môn phái võ thuật nào để được chấp nhận, được tôn trọng và lưu hành trong làng võ Việt Nam hẳn phi hội tụ được tinh hoa võ học, phi có ưu thế riêng, đường giao lối đấu độc đáo, công năng quyền biến siêu việt, mà nhất là phi chứa trong mình một cái thuật làm cho thân thể khoẻ mạnh và trường thọ.

LV VĐ một môn phái được lưu truyền cho các thế hệ mai sau? Đó chính là nhờ đạo học võ của LẠC VIỆT VÕ ĐẠO:

1. LV VĐ thấm nhuần học thuyết âm dương

LV VĐ cũng như bất kỳ một môn phái võ thuật nào để được chấp nhận, được tôn trọng và lưu hành trong giới võ lâm hẳn phi hội tụ được tinh hoa võ học, phi có ưu thế riêng, đường giao lối đấu độc đáo, công năng quyền biến siêu việt, mà nhất là phi chứa trong mình một cái thuật làm cho thân thể khoẻ mạnh và trường thọ.

Bất kể loại quyền thuật nào cũng nhấn mạnh việc làm khoẻ thân mình là ý nghĩa trọng yếu thứ nhất, đó là phi duy trì được sự cân bằng âm-dương trong cơ thể: "Trong luyện: Tinh-Thần-Khí, ngoài luyện: Thân-Pháp-Bộ" hay: " Trong luyện: hơi thở, ngoài luyện: Gân-Xương-Da". Như thế Âm bằng, Dương mật, tinh thần ổn định, chân khí theo về. LV VĐ đã tôn cái mục đính thiết thực ấy lên hàng đầu mà dung dưỡng lấy "Thần" và "Khí", bởi "Nhân thần" và "Sinh khí" là cốt lõi của sự sống: "Thần vi bản, khí vi căn. Tuyệt căn can bản, tuyệt bản hư căn". (Thần là thân ngọn, khí là gốc rễ, chết rễ khô cây, chết cây mục rễ). LV VĐ đã vận cái lẽ hiển nhiên đơn giản mà vô cùng sâu sắc ấy trong các phép tinh luyện của môn phái để trở thành một phương pháp khoa học trong rèn luyện thân thể. Khoa học ở chỗ không được đi trật đường ray của quy luật: Thiên-Nhân-Địa, là tạo được sự thống nhất, sự hoà hợp giữa các yếu tố ấy.

Sợi chỉ đỏ trong luyện pháp công của LV VĐ là đạt đến "Âm-bình, Dương-mật". LV VĐ đã truyển hoá được cái tinh thần dịch học huyền vi này vào trong từng đường quyền thế cước làm cho lẽ Âm-Dương được thấu suốt, được thấm nhuần trong các chiêu thức môn phái. LV VĐ đã trở thành một trong cái thuật rèn luyện thân thể thấm đẫm ý vị triết học đông phương thần bí, bởi nó tuân theo quy luật biến hoá khôn lường của thuyến học Âm-Dương, đạt được võ nghệ ở diệu kỳ thú như sự vận động không ngừng của tạo hoá muôn sắc diện vậy.  Các mâu thuẫn đối lập đó đều hình thành từ nguyên tắc cơ bản căn cứ vào Âm-Dương. Phép biện chứng triết học cổ đại phương Đông đối với võ thuật LV VĐ quả kỳ đắc dụng và thiết thực.

        Cái thuật làm cho khoẻ và sống lâu đơn giản chỉ là phép luyện thành công sao cho Âm-Dương giao hoà trong cơ thể. Sự cân bằng Âm-Dương ấy chính là hạt nhân hợp lý làm nên công dụng thần kỳ của võ thuật .

2. "Đức cao hơn nghề" là phương châm tồn tại LV VĐ

          Võ đức (Đạo đức võ) là tinh thần của võ thuật, tôn cao võ đức là truyền thống nền tảng của LV VĐ.

         Ngày nay trong sự phát triển nhiều mặt của đất nước cũng như hội nhập nhiều nền văn minh trên thế giới. Võ thuật cũng là một trong số những văn hoá cần được tồn tại và phát triển. Mỗi một môn phái nói riêng cũng như Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam nói chung đều có những nguyên tắc hay quy định chung để phù hợp với cuộc sồng hiện tại. 

           Là một môn phái trong Làng võ Việt Nam, truyền thống võ LẠC VIỆT, LẠC VIỆT VÕ ĐẠO đã tiếp thu, nâng niu, chau chuốt những luật đạo mẫu mực ấy mà truyền cho lớp môn sinh đời sau. Ngày nay, các Môn sinh của LẠC VIỆT VÕ ĐẠO đã trên tinh thần đó đã nêu ra  mà nêu ra tám điều răn dạy môn sinh với những nghiêm cấm cụ thể:

 

  1. Không phản thầy, phế đạo
  2. Không dụng võ để đánh người.
  3. Không kiêu khi thắng, nản khi bại.
  4. Không làm điều ác, không ham sắc dục.
  5. Không ham mê cờ bạc.
  6. Không uống rượu, hút thuốc trước, trong và ngay sau buổi tập.
  7. Không nghiện hút, tiêm chính ma tuý.

             Võ thuật Việt Nam rèn luyện cho người ta  về võ thuật lẫn võ đức, con người được phát triển toàn diện, khoẻ về thể xác, đẹp về tâm hồn. ấy là căn nguyên tạo nên sự tồn tại và phát triển sâu gốc, bền rễ của môn phái qua hàng thế kỷ nay...

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông báo

Thông tin các võ đường

HỌC - TẬP - VÕ ĐƯỜNG MỸ ĐÌNH (27/05/2013)   Liên tục chiêu sinh VÕ THUẬT + YOGA Liên tục chiêu sinh:    lớp võ thuật  căn bản - nâng cao  + YOGA Các nhóm tuổi từ 5 đến 15 tuổi - từ 15 đến 30 tuổi - từ 30 đến 50 tuổi - trên 50 tuổi ...

Liên lạc

Liên lạc với môn phái

Trưởng Môn phái Lạc Việt Võ Đạo: Nguyễn Thành Chung Phó Giám đốc: Trung tâm UNESCO Phát Triển Văn Hóa & Thể Thaowebsite: lacvietvodao.vnEmail: lacvietvodaontc.@gmail.com           lacvietvodaontc@yahoo.com.vnĐT    :...

Võ sư Nguyễn Thành Chung, Trưởng môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO trao hoa cho hai Thầy đại diện cho Học Viện Cảnh Sát  - Học Viện An Ninh
Quang cao giua trang