Hỏi về y võ

Thưa Thầy , có một hôm con cười nhiều mà về nhà mấy hôm nay bụng đau quá ! Thầy có cách nào chữa cho cái đau bụng của con không ạ ? Con cảm ơn Thầy.
Võ sư Nguyễn Thành Chung:Phần tích cực của việc cười
Tiếng cười là làm cho không khí xung quanh vui vẻ, cười để thoả mãn sự hưng phấn của tim, một sự biểu lộ thoả mãn cái nhu cầu muốn cười của mình. CÓ người vui thì cười, có người thì buồn quá rồi cười để vơi đi …
Phần tiêu cực của cười
Cười đúng lúc, đúng chuyện thì có nghĩa lý và người ta gọi là có duyên, ngược lại là vô duyên, mà có người chưa nói đã cười ngặt nghẽo, chuyện đó không phải một lần mà tái lại cấp số nhân ??? nhiều người nói Cười làm cho người ta trẻ lại . Ý đấy chỉ đúng về tinh thần thôi, muốn ám chỉ người đó có một tinh thần thoải mái, vô tư, yêu dời. Nhưng theo Thầy thì không đúng về hình thức !!! Vì khi cười các cơ trên mặt sẽ bị co lên theo nếp nhăn năm tháng của mình đã thường xuyên tạo ra, các nếp nhăn đó mỗi ngày một hằn sâu, Vậy là nếp nhăn đó đã làm cho chúng ta về hình thức có vẻ già đi đúng không ??
Việc đau bụng khi cười ; điều đó chứng tỏ con lười tập cơ bụng, cho nên khi cười phải dùng cơ bụng đẩy hơi lên thì mới phát ra tiếng cười. Mọi khi con cười ít mà có thể chuyện trước đây chưa buồn cười lắm, bây giờ con mới gặp một chuyện nào đó quá đúng ý mình, đúng duyên của mình thế rồi ngặt nghẽo lên mà cười. Cơ bụng phải làm việc quá sức, cơ bụng liên tục làm việc, bây giờ cơ bụng mới nổi thì nó đau thôi.
Cách chữa nha ; Nằm xuống và lấy khăn mặt ấm chườm lên bụng nhiều lần là khỏi .
Còn tác hại của việc cười ; Có người đã đứt ruột vì cười, hoặc đã chết vì cười nhiều…
Khi chúng ta cười thì cơ bụng phải làm việc, và hơi ở bụng thì có hạn lúc đó ta phải cúi xuống hết cỡ để đẩy hơi ra qua thanh quán tạo tiếng cười, trong trường hợp quá đột ngột với cơ bụng tại trường hợp đó đã ép ruột và có thể cắt đứt ruột, ( cười đứt ruột ở chỗ này! )
Và trường hợp cười gập bụng xuống đẩy hết hơi ra đến khi không kịp lấy hơi vào rội phổi cũng ép xuống không còn cơ để tiếp năng lượng, lúc này trong người bị mất hết khí , sainh ra tử vong.
Vậy là cười là tốt nhưng chúng ta cũng cần đúng mức . 
Chúc con yêu dời và có duyên !
Phạm Văn Tư
Tập thể Thanh Xuân Bắc- Hà Nội
13/10/2009Tôi tình cờ xem được website của Võ sư, Võ sư đã trả lời được rất nhiều câu hỏi của nhiều môn sinh , tôi cho là khó. Đòi hỏi Võ sư phải từng trải và tâm huyết mới có thể làm được điều này.
Tiện đây tôi mạn phép hỏi Võ sư .
Tôi năm nay 54 tuổi, tập võ là tôi thích lắm, nhiều năm tôi đến nhiều câu lạc bộ dạy võ, rất muốn tập nhưng tôi thấy các lớp tập đó nhiều các cháu nhỏ, và điều nữa tôi có chứng BẦN HUYẾT ( thiếu máu ) sợ khi mình tập có vấn đề gì hay không. Cho nên tới nay vẫn chưa thực hiện được ý thích của mình. 
Theo Võ sư, Tôi có thể tập được không với lý do trên ?
Cảm tạ Võ sư
Võ sư Nguyễn Thành Chung:Chào anh Tư ! 
Tôi đã nhận được thư của anh, cảm ơn anh đã vào trang web của Phái chúng tôi .
Tôi biết rất nhiều anh em lớn tuổi muốn tập võ để duy trì sức khoẻ, cũng một phần khác nữa , do tính chất nghề nghiệp hay phải va chạm với các đối tượng không lành mạnh quấy nhiễu…đây là nhu cầu chính đáng. Vậy là mục đích tập võ thuật của anh là có, sức khoẻ và sự ham thích võ thuật của anh là quan trọng hơn cái ngại ngần khi tập cùng với các cháu nhỏ. Điều này anh cần quan điểm lại để đến võ đường. Tuy nhiên anh cần xem môn võ đó có phù hợp với anh không ? Thầy dạy có tốt không ? Có thể giải quyết điều anh mong muốn không ? trước khi anh nhập môn .
Người thiếu máu luyện tập cần chú ý các điểm sau;
Người thiếu máu khi vận động thường cảm thấy thể lực không tốt, khi tập cần nắm chắc sự thích nghi, mới bước đầu luyện tập chỉ ít thời gian và ít động tác , xem phản ứng của thân thể rồi mới tăng hoặc giảm. Bài tập không nên tham nhiều động tác và nhất là động tác phức tạp. Khi tập cần thả lỏng cơ thể, tập kỹ thuật tay trước rồi đến kỹ thuật chân. Nếu như tập với môn phái chú trọng vào tấn pháp thì nên tập ở mức độ vừa sức của mình rồi từ từ tăng tiến.
Chế độ ăn uống đối với người thiếu máu; Nên ăn các loại chân như Lợn, gà, chó, các thức ăn khác như trứng gà, sữa bò, các loại thịt, đậu, ăn nhiều rau, nước quả, tăng thêm hấp thụ vào lượng sinh tố. Nếu thuộc thiếu máu, thiếu chất sắt cần ăn thêm các nội tạng động vật.
Cần sắp xếp thời gian ăn , nghỉ hợp lý, nuôi thành quy luật sinh hoạt tốt lành. Kết hợp luyện dưỡng mới có thể nhận được ích lợi từ trong tập võ.
Chúc anh có sức khoẻ tốt và đạt được nguyện vọng chính đáng của mình.

Thưa Thầy, con đang tập ở võ đường Phả Lại.
Con có triệu chứng bị cao huyết áp cao, Thầy có cách chữa không ạ ?
Con cảm ơn Thầy nhiều.

Võ sư Nguyễn Thành Chung:

Áp huyết cao - chứng bệnh thường dẫn đến bán thân bất toại hoặc tử vong, hiện là một đề tài nghiên cứu lớn của Đông y và Tây y.

Thầy sưu tầm được bài này trị liệu bằng Nam dược, đã có người sử dụng và có hiệu quả tốt, thuyên giảm hoặc bình ổn huyết áp mà không gây ra hiệu ứng phụ.

+ Bài thuốc thứ nhất : Rau ngổ điết + 1 nắm ( lấy cả thân cây, lá )

Rửa sạch để cho ráo nước, lấy tay vò nát sau đó cho lên miếng vải mỏng bọc lại vắt lấy nước uống. Nếu bệnh nhẹ mỗi ngày uống 2 lần ( mỗi lần khoảng 1 nắm ) uống vào lúc giữa buổi sáng và giữa buối chiều. Nếu bệnh nhẹ thì dùng 2 ngày liên tiếp. Nếu bệnh nặng hơn thì dùng ngày 3 lần, sáng , trưa , chiều vào lúc trước khi ăn 15 phút. Dùng 2 ngày, cuối ngày thứ 2 thì đo lại huyết áp, nếu huyết áp trung bình thì ngừng không uống, nếu còn cao 1 chút thì dùng thêm 2 lần uống nữa ở cuối ngày thứ 3 rồi đo lại để biết thêm có nên uống tiếp nữa hay không.

+ Bài thuốc thứ hai : 1 trái dừa gáo và một nắm rau dền gai ( dừa không dùng loại già quá hay non quá. Rau dền gai lấy loại cao từ mặt đất lên 2 tấc, cây còn non mọc chỗ đất tốt )

Dừa bổ ra lấy nước cho vào một bát lớn, rau dền rửa sạch để cho ráo hết nước sau đó dùng vải sạch vắt lấy nước. Lấy nước dừa và nước rau dền vắt hoà đều với nhau rồi chia đều ra 3 cốc, uống trong ngày vào lúc trước bữa ăn .

Chỉ dùng 1 lần như vậy, 4 ngày sau đo lại huyết áp nếu như chưa thấy hạ cũng không được dùng thêm, vì thuốc chưa ngấm mà phải để 1 tháng sau dùng tiếp.


Thân ái
Môn sinh võ đường Phả Lại
Email: Phả Lại
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
25/10/2012Thưa thầy,con là Nguyễn Viết Tùng Lâm - võ sinh,võ đường Phả Lại.Năm nay con đã 17 tuổi nhưng niềm đam mê võ thuật đến với con từ khi con mới lên 7 ,khi ấy thầy Phạm Văn Ninh là người giảng dạy,con nhớ buổi thi lên đai đầu tiên năm 2000 thầy(thầy Chung) và thầy Phạm Hải Phong là người chấm thi cho chúng con.Nghe những lời giảng "đạo võ" của thầy con mê lắm,con thực sự muốn một lần nữa được nghe những lời giảng dạy của thầy về đạo của người luyện võ,có được không thầy?nếu được ,xin thầy trả lời con trong phần"Hỏi đáp"của website môn phái nhé thầy.Và để phát triển võ thuật môn phái con kính mong thầy gửi thêm nhiều clip võ thuật về một số bài của môn phái lên website để những người yêu võ thuật được học tập thêm hay những võ sinh lâu ngày không luyện có tài liệu để tham khảo kỹ thuật từng động tác,điều đó cũng giúp võ thuật môn phái được quảng bá rộng rãi.võ đường Phả Lại nay khác xưa nhiều rồi thầy những võ sinh "kiên nhẫn" giờ ít lắm thầy ạ,chúng con muốn ôn lại để khỏi phụ công thầy ,thầy Ninh đã mang võ thuật về quê hương chúng con.Kính mong thầy giúp đỡ !
 
     Cuối cùng con xin kính chúc thầy cùng gia đình luôn luôn mạnh khoẻ,chúc toàn môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO ngày càng có nhiều thành công mới
!!!
 
 
Shaolinvn1:Trả lời:
  Đưa video clip lên trang web của mình, hiện tại Thầy cũng đang chuẩn bị, cõ lẽ Thầy sẽ đưa trước các bài tập căn bản lên đã.