Tập tạ + Dây thun bổ trợ cho võ thuật (01/06/2010)

Tập tạ + Dây thun bổ trợ cho võ thuật (01/06/2010)
Các môn sinh quý mến . Có nhiều môn sinh từ nhiều võ đường đã hỏi Thầy “ tập tạ có ảnh hưởng đến tập võ thuật hay không ? “ Tập tạ cũng là một môn thể thao, giúp cho chúng ta có được một cơ thể khoẻ mạnh, đẹp …Tuy nhiên nếu chúng ta coi việc luyện tập võ quan trọng hơn thì chúng ta tập tạ phải nên chọn các bài tập tạ cho phù hợp với kỹ thuật chuyên môn của mình.

Nếu chúng ta coi cả hai đều là quan trọng thì tập tạ sẽ cản trở một số nhóm cơ khi thực hiện kỹ thuật . Ví dụ: như đấy tạ nhiều và nặng thì cơ phần khuỷu tay và cơ vai sẽ to lên, khi chúng ta đấm hoặc đánh côn, kiếm …không được như ý muốn, tay cầm côn hay kiếm đưa vòng qua đầu rất khó khăn . Vậy chúng ta nên chọn một số các bài tập sau: TẬP TẠ + DÂY THUN BỔ TRỢ CHO TẬP VÕ THUẬT sẽ cho chúng ta có kết quả tốt cho việc luyện võ thuật, tốc độ và sức mạnh được tăng cường, hình thể cân đối. Chúc các môn sinh ngày càng tiến bộ !

 

1 - Đẩy tạ trước lên trên : - Khoảng cách của hai tay nắm vào tạ bằng vai, tạ đặt phía trên ngực, nâng lên ngang vai rồi đẩy thẳng lên cao. H.1 – H.2
Yếu lĩnh : Khoảng cách của hai bàn tay vẫn hẹp bằng vai, khi đẩy lên thì tay đòn tạ thẳng đỉnh đầu. Khi kéo từ dưới lên hãy hít hơi vào, đẩy lên thở ra.
Tác dụng của kỹ thuật này : bổ trợ cho cơ vai, đối với môn sinh hay dùng đòn tay sẽ không mỏi vai ( lưu ý khi tập xong kỹ thuật này vẫn phải đấm thẳng 100 lần rồi mới nghỉ hoặc chuyển động tác )
Chú ý : Không nên tập tạ quá nặng, làm nặng sinh ra ỳ tay, mà khi đấy cần phải dứt khoát. Mỗi 1 hiệp cần đẩy ít nhất 12 lần, nếu giảm trọng lượng của tạ thì hay hơn, số lần sẽ tăng lên 15 hoặc 20 lần

2 - Đẩy tạ sau lên trên : - Khoảng cách của hai tay nắm vào tạ bằng hai vai. Đưa tạ lên và đặt đòn tạ lên ngang vai sau rồi đẩy tạ thẳng lên cao H. 3 – H. 4
Yếu lĩnh : Khi đẩy lên thì tay đòn tạ thẳng đỉnh đầu . Khi kéo từ dưới lên hãy hít hơi vào, đẩy lên thở ra.
Tác dụng : bổ trợ cho cơ vai khi đối với môn sinh hay dùng đòn tay sẽ không mỏi vai ( lưu ý khi tập xong kỹ thuật này vẫn phải đấm thẳng 100 lần rồi mới nghỉ hoặc chuyển động tác )
Chú ý : Không nên tập tạ quá nặng, làm nặng sinh ra ỳ tay, mà khi đấy cần phải dứt khoát. Mỗi 1 hiệp cần đẩy ít nhất 12 lần, nếu giảm trọng lượng của tạ thì hay hơn, số lần sẽ tăng lên 15 hoặc 20 lần

3 – Nâng tạ sang ngang : - Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, nâng tạ sang hai bên sao cho ngang bằng vai. H.5 – H.6
Yếu lĩnh : Khi nâng hai khuỷu tay phải thẳng. Khi nâng lên hít vào, hạ xuống thở ra, mắt nhìn vô cực hoặc 1 điểm nào đó , hạn chế chớp mắt.
Tác dụng : Khoẻ cơ vai, chắc hai bên thân mình. Khi đối kháng nếu bị trúng đòn của đối phương vào bên sườn thì trương lực cơ sẽ có phản xạ rất nhanh để chịu đòn.
Chú ý : Tạ nặng khoảng 5kg, nặng hơn hoặc nhẹ hơn tuỳ theo thể lực của mỗi người

4 - Vớt tạ nằm trên ghế : - Nằm trên ghế băng, hai tay nắm vào tay đòn tạ H.7 , sau đó duỗi thẳng khớp khuỷu tay H.8
Yếu lĩnh : Hai bàn tay nắm vào tay đòn tạ, sao cho khoảng cách của hai bàn tay rộng bằng vai. Khi tạ phía dưới hít vào, nâng lên thở ra.
Tác dụng : Để khi ta bắt được đối phương, chỉ cần xoay vai tỳ lưng vào bụng đối phương, rồi giữ nguyên phần hông sau đó hạ thấp vai hướng ngược lại sẽ làm đối phương lộn nhào về phía ta cúi.
Chú ý : Mỗi hiệp cần ít nhất 12 lần

5 – Gánh tạ : - Đặt tạ lên vai sau, hai bàn chân rộng bằng cỡ trung bình tấn. hạ thấp trọng tâm xuống trung bình tấn thì dừng lại, sau đó lại đứng thẳng. H.9 – H.10
Yếu lĩnh : Khi hạ thấp trọng tâm yêu cầu vẫn phải thẳng lưng, khi xuống thì hít vào, đứng thẳng thở ra.
Tác dụng : Bổ trợ cho chắc chân tấn .
Chú ý : Kỹ thuật này nên tập vào buổi chiều. vì xương sống buổi sáng chưa sẵn sàng để chịu sức nặng lên vai

6 - Đứng thẳng, trung bình nâng tạ trước : - Tay nắm vào tạ có khoảng cách bằng vai, hoặc bằng 2 vai. Nâng tạ lên ngang đùi, đứng thẳng thân. Sau đó hạ thấp trọng tâm xuống trung bình tấn, lúc này nâng tạ thẳng khuỷu tay đến ngang vai rồi dừng lại. Sau đó lại đứng thẳng thân và hạ tạ xuống ngang đùi. H.11a – H.11b H. 12
Yếu lĩnh : Khi hạ thấp trọng tâm hít vào, đứng thẳng thở ra. Khi nâng khuỷu tay thẳng, hạ thấp trọng tâm cần phải thẳng lưng.
Tác dụng : Bổ trợ cho bắp toàn bộ cánh tay được săn, chắc. Chân tấn trung bình được luyện luôn

7 - Kéo dây sau : Chuẩn bị dây thun có thể co giãn tốt, buộc hai đầu dây vào vị trí nào đó, ví dụ như chắn song cửa sổ. Hai bàn tay nắm vào đầu dây thun, đứng vào thể đinh tấn, quay ngược lại với cửa sổ. Hai tay từ phía sau lưng kéo thẳng ra trước. H.13 – H. 14
Yếu lĩnh : Khi kéo hít hơi, trùng tay thở ra
Tác dụng : Ngoài lực chúng ta có sức khi đấm, thì lực kéo đối phương cũng rất quan trọng, để lôi hoặc kéo đối phương từ phía sau .
Chú ý : cần khởi động cho tốt trước khi kéo, mới tập nên dùng ít dây, khi tiến bộ ta tăng số dây lên. mỗi hiệp kéo ít nhất 30 lần

8 - Kéo dây sau : Chuẩn bị dây thun có thể co giãn tốt, buộc hai đầu dây vào vị trí nào đó, ví dụ như chắn song cửa sổ. Hai bàn tay nắm vào đầu dây thun, đứng vào thể trung bình tấn, quay ngược lại với cửa sổ. Hai tay từ phía bên hông đấm thẳng ra trước. H.16 – H. 17
Yếu lĩnh : Khi đấm thở ra, trùng tay hít vào.
Tác dụng : Để luyện sức đấm thẳng với thế TBT .
Chú ý : cần khởi động cho tốt trước khi kéo, mới tập nên dùng ít dây, khi tiến bộ ta tăng số dây lên, Mỗi lần đấm ít nhất 50 lần đấm thẳng

9 - Kéo dây sau : Chuẩn bị dây thun có thể co giãn tốt, buộc hai đầu dây vào vị trí nào đó, ví dụ như chắn song cửa sổ. Hai bàn tay nắm vào đầu dây thun, đứng vào thể đinh tấn, quay ngược lại với cửa sổ. Hai tay từ hai bên hông đấm thẳng ra trước, giống như ký thuật đấm thẳng. H.18 – H. 19
Yếu lĩnh : : Khi đấm thở ra, trùng tay lại hít vào. Mỗi một tay đấm ra là một nhịp hít vào và thở ra, khi hoàn tất một tay này rồi mới đến tay kia.
Tác dụng Luyện sức đấm mạnh hơn, phát triển nhóm cơ đấm thẳng .
Chú ý : Cần khởi động tốt trước khi tập, khi đấm phải theo nhịp thở, mới tập nên dùng ít dây, khi tiến bộ ta tăng số dây lên

10 - Kéo dây ngang : Chuẩn bị dây thun có thể co giãn tốt, buộc hai đầu dây vào vị trí nào đó, ví dụ như chắn song cửa sổ. Một bàn tay nắm vào đầu dây thun, đứng vào thể đinh tấn, thân quay ngang với cửa sổ. Tay ở vị trí ngang vai như H.20 sau đó hạ thấp cánh tay và kéo xuống sẽ tạo ra đường vòng theo cánh tay H.19
Yếu lĩnh : Khi kéo hít hơi, trùng tay thở ra
Tác dụng : Để lôi hoặc kéo đối phương từ phía bên .
Chú ý : Cần khởi động tốt trước khi tập, khi kéo phải theo nhịp thở, mới tập nên dùng ít dây, khi tiến bộ ta tăng số dây lên. Tuỳ theo thể lực mà tập theo số dây thun và số lần kéo mỗi hiệp

11 - Kéo dây trước : Chuẩn bị dây thun có thể co giãn tốt, buộc hai đầu dây vào vị trí nào đó, ví dụ như chắn song cửa sổ. Một bàn tay nắm vào đầu dây thun, đứng vào thế trung bình tấn, thân quay về phía cửa sổ. Tay ở vị trí ngang vai như H.22 sau đó hạ thấp cánh tay và kéo xuống H.23
Yếu lĩnh : Khi kéo hít hơi, nâng tay thở ra
Tác dụng : Để lôi hoặc kéo đối phương từ phía trước .
Chú ý : Cần khởi động tốt trước khi tập, khi kéo phải theo nhịp thở, mới tập nên dùng ít dây, khi tiến bộ ta tăng số dây lên. Tuỳ theo thể lực mà tập theo số dây thun và số lần kéo mỗi hiệp