LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về luyện tập võ thuật trong môn phái

LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngothieugia » Thứ 6 Tháng 5 21, 2010 10:06 am

Lịch sử võ học và quân sự VN
Do địa thế của Việt Nam, các quốc gia lân bang thường xuyên có sự tranh chấp với Việt Nam, nhu cầu tranh đấu võ học và quân sự để tồn tại bao giờ cũng được xếp hàng đầu. 10 thời kỳ võ học được quy định và phân biệt theo các biến cố lớn:


Thời huyền sử: chế độ thị tộc (2879-111 tr. CN.)

Thời Bắc thuộc (111 tr. CN. - 906)

Thời kỳ thành lập quốc gia: Ngô, Đinh, Tiền Lê (906-1009)

Thời kỳ hưng thịnh quốc gia: Lý, Trần (1010-1341)

Thời kỳ trung suy: Hồ, Hậu Trần, Minh thuộc (1341-1427)

Thời kỳ phục hưng: Hậu Lê, Mạc (1427-1540)

Thời kỳ loạn lạc và mở rộng bờ cõi: Lê mạt, Trịnh-Nguyễn, Tiền Nguyễn (1540-1802)

Thời kỳ thống nhất: Hậu Nguyễn (1802-1883)

Thời kỳ Pháp thuộc (1883-1945)

Thời kỳ hiện đại (1945 tới nay)


I. Thời Huyền Sử:

Chế độ thị tộc (2879-111 tr. CN.)

Võ học thời huyền sử, vì không có sử sách biên niên, nên chỉ có thể căn cứ vào huyền thoại và những hình vẽ trên đá, những cổ vật đào thấy tại Đông Sơn (Thanh Hóa) và Chapa (Lào Cai).

Qua những sử liệu, chứng tích lịch sử như trống đồng Ngọc Lũ và các vũ khí đào được, chúng ta có thể ước đoán về các loại vũ khí được sử dụng: Búa rìu, dao ngắn, lao, dáo (mới đầu, chỉ là võ khí dài, hoặc bằng tre, hoặc bằng một thứ cây cứng, nhỏ, có đầu nhọn, sau, được lắp thêm một bộ phận đá mài, đồng hay sắt, vừa sắc vừa nhọn, có thể phóng đi hay đánh sáp chiến), cung, nỏ, tên (truyền thuyết "nỏ thần" của An Dương Vương: cung, nỏ, tên được điều dụng với cả thế bắn tiễn pháp - phép dùng tên ở gần - và viễn xạ pháp - phép bắn xa theo loạt.

Một số dấu ấn của binh pháp: Vì thiếu sử liệu chính xác, nên chúng ta chỉ có thể ước đoán qua những truyền thuyết, qua cuộc chiến tranh giữa An Dương Vương và Lạc Vương (Hùng Vương), những trận đánh du kích chống Tần giết Đồ Thư, cuộc xâm lăng của Triệu Đà...


II. Thời Bắc Thuộc (111 tr. CN. - 906)

Sự nô thuộc là một cơ hội hun đúc tinh thần bất khuất và khả năng võ học của người Việt đương thời, làm phát triển cả 3 ngành võ học: võ thuật, kỹ thuật đấu tranh, binh pháp và quân sự học.

Trong thời kỳ này, xu hướng hâm mộ anh hùng của quần chúng: quần chúng bị áp bức, thường có xu hướng hâm mộ những vị anh hùng đã giải thoát họ, như những vị hiệp sĩ, nữ kiệt và võ dũng, mở đầu cho sự kết hợp những lực lượng chống ngoại xâm. Nhân vật điển hình trong thời kỳ này đều là những bậc võ dũng và có tài lãnh đạo quần chúng, như Triệu Quang Phục, Trưng Nữ Vương, Triệu Trinh Nương, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương...

Xu hướng phát triển chiến pháp kỳ tập (du kích chiến) và chiến pháp "dĩ nhược thắng cường, dĩ đoản thắng trường" (lấy yếu chống mạnh, lấy ngắn chống dài) do các lực lượng nghĩa binh được kết hợp để chống quan quân nhà Hán. Triệu Quang Phục, người rút quân về Bãi Sậy (Hưng Yên) chống quân Hán được coi như vị thủy tổ du kích chiến của Việt Nam.


III. Thời Kỳ Thành Lập Quốc Gia (906-1009)

Thời kỳ này bắt đầu từ Khúc Thừa Dụ dấy nghiệp, binh pháp đã thâm nhập hẳn vào và trở thành một yếu tố quyết định trong sự thành lập và duy trì quốc gia. Điểm đặc biệt trong thời kỳ này là tinh thần quốc gia độc lập được thử thách bằng trận Bạch Đằng Giang năm 931 của Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, thống nhất sau khi loạn "Thập Nhị Sứ Quân" được Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan, và thực sự trở nên vững chắc sau chiến thắng chống Tống của Lê Hoàn. Võ học hội nhập vào binh pháp trong thời kỳ này đã được nâng cao và phát triển mạnh mẽ về nhiều phương diện: thủy chiến (Ngô Quyền - chiến thắng Bạch Đằng đầu tiên), bộ chiến (12 xứ quân), phối hợp tác chiến thủy bộ (Lê Hoàn - chống Tống, đánh Chăm pa). Tổ chức quân đội bắt đầu chặt chẽ (từ thời Đinh: mỗi "Đạo" quân gồm 1.000 binh sĩ).


IV. Thời Kỳ Hưng Thịnh Quốc Gia (1010-1341)

Bao gồm 2 triều đại Lý-Trần, phát huy võ học vào mọi tầng lớp xã hội, vào cả tinh thần Phật giáo, Tam giáo, cả công cuộc chống xâm lăng, bình định nội loạn, khẩn hoang lập ấp, và mở rộng lãnh thổ. Ý thức dụng võ nâng cao thành tinh thần thượng võ được khuyến khích triệt để trong mọi tầng lớp xã hội.

Tại kinh đô, có Giảng Võ Đường thành lập song hành với Quốc Học Viện, để đào tạo những nhân tài "văn võ kiêm toàn". Công chúa, phi tần, công tử, văn quan, thứ dân đều phải cưỡng bách học võ (múa gươm, cưỡi ngựa). Mỗi vị võ dũng hữu trách đều phải chiêu mộ dân chúng khẩn hoang lập ấp. Đây là thời kỳ hưng thịnh của võ học quí tộc, võ thuật kết hợp với binh pháp cùng với chính trị (mua chuộc lòng dân, hội nghị các bô lão ở điện Diên hồng là 1 ví dụ) và tôn giáo (vua Trần Nhân Tông là 1 tổ sư dòng Trúc Lâm).

Binh pháp được Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo hoàn thiện, phát huy rộng rãi, làm nền tảng cho binh pháp học Việt Nam. Tuy đất đai còn nhỏ hẹp nhưng các chiến công lừng lẫy đã làm các nước lân bang Lão Qua, Chiêm Thành và Bồn Man triều phục, tạo được một thời kỳ ổn định, kiến thiết và phát triển quan trọng. Dấu ấn còn để lại nhiều bản sắc cho con cháu đến tận ngày nay như tinh thần đại đồng, tinh thần thờ phụng quốc gia cùng với ông bà tổ tiên (nhiễu điều phủ trên bàn thờ), tinh thần tiền võ đạo (võ đạo quốc gia xã tắc, phân biệt với tinh thần võ thuật thuần tuý thời kỳ sau). Nhờ đó nước Việt sau này có những khi loạn lạc suy yếu nhưng rồi lại thống nhất quật khởi.


V. Thời Kỳ Trung Suy (1341-1427)

Thời kỳ này bắt đầu từ Trần mạt Hồ Quý Ly cướp ngôi. Trong thời kỳ này, mặc dầu vận nước suy đồi, võ học vẫn tiếp tục phát triển với ý chí phục thù nhà, đền nợ nước, tranh thủ độc lập cho dân tộc cụ thể hóa là những cuộc khởi nghĩa của Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng với Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Tất, Đặng Dung... Điểm ghi nhận trong thời kỳ này là sự phát triển của nhiều lợi khí như thần công của Hồ Nguyên Trừng chế tạo, kết hợp với kỹ thuật thuốc pháo du nhập từ quân Minh giúp cho Lê Thánh Tông sau này có thể đem binh tới tận Miến Điện.


VI. Thời Kỳ Phục Hưng (1427-1540)

Thời kỳ này khởi đầu từ nhà Lê, và chấm dứt từ năm 1540 (Nguyễn Kim phù Lê diệt Mạc). Thời kỳ này có khác biệt với thời kỳ trước: Võ học dân dã lần lần thay thế hẳn võ học quý tộc trong mọi trách vụ quốc gia. Do trong thời kỳ Minh thuộc, hệ thống võ học quí tộc tại các vùng thị trấn bị hoàn toàn tiêu diệt chỉ còn võ học dân dã qua các tổ chức huấn võ tại các làng quê.

Giai đoạn khoảng 1460-1470, thời Lê Thánh Tông, tổ chức và trang bị quân sự được phát triển đạt đến mức cường thịnh vượt xa các quốc gia trong vùng, các cuộc hành quân của Đại Việt từ biên giới phía bắc xuống Champa, xuyên qua Lão Qua luôn dành thắng lợi dễ dàng. Giai đoạn sau chiến tranh loạn lạc, tuy kinh tế xã hội không có nhiều phát triển nhưng về mặt quân sự luôn giữ vai trò chủ chốt trong vùng.

Tuy nhiên, Ý thức dụng võ, tức tinh thần tiền võ đạo giảm sút vì quá chú trọng võ thuật thuần túy, tinh thần võ đạo vị quốc vị nhân bị coi nhẹ, khởi đầu từ ngay chính sách "trọng võ khinh văn" của các đời vua sau Lê Thánh Tông, cuối cùng tự chuốc lấy những hậu quả trầm trọng mở đường cho một thời kỳ chiến tranh lâu dài trong Việt sử: liên tiếp chiến tranh Lê-Mạc, Trịnh Nguyễn, Tây Sơn-Nguyễn.


VII. Thời Kỳ Phân Ly (1540-1802)

Thời kỳ này khởi đầu từ năm Nguyễn Kim khởi nghĩa rồi Trịnh-Nguyễn, Tiền Nguyễn (Tây Sơn) và chấm dứt vào năm 1802, khi Nguyễn Ánh thống nhất lãnh thổ.

Võ học trong thời kỳ này có đặc điểm: Võ học quý tộc được phục hồi và phát triển song song với võ học dân dã. Tuy nhiên tinh thần võ học quý tộc thời kỳ này không còn giữ được như tinh thần Đông A cuả các vương tôn quý tộc đời Trần.

Khi võ học quý tộc và dân dã song song tồn tại, các danh tướng của các trận tuyến đối nghịch đều xuất thân từ cả 2 hệ thống võ học trên. Võ học dân dã đã có lúc lấn lước võ học quý tộc (nhà Tây Sơn đuổi Nguyễn, dẹp Trịnh) với 1 số danh tướng xuất thân từ võ học dân dã, nhưng Quang Trung đột ngột qua đời, võ học quý tộc với khả năng ứng dụng vào trị quốc nhuần nhuyễn hơn đã phục thù được và thống nhất lãnh thổ.


VIII. Võ Học Trong Thời Kỳ Thống Nhất (1802-1883)

Thời kỳ này khởi đầu từ khai nguyên nhà (Hậu) Nguyễn, tới Pháp thuộc. Võ học trong thời kỳ này có đặc điểm: Các vua chúa triều Nguyễn vì có mặc cảm với võ học dân dã qua sự xuất hiện của Tây Sơn, nên không khuyến khích võ học dân dã phát triển. Các chức võ quan bị đặt dưới các chức văn quan, tạo thành một quan niệm đặc biệt "trọng văn khinh võ".

"Văn" học phát triển độc lập, lần lần đưa giáo dục vào khuôn khổ hư văn, cử tử. "Võ" học suy yếu, dùng văn quan chỉ huy binh sĩ (Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản...) nên khả năng đấu tranh chống ngoại xâm không cao. (còn tiếp...)
ngothieugia
Thành viên 1 sao
Thành viên 1 sao
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 27, 2009 12:08 am
Đến từ: Bắc Ninh

Re: LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi lintprince » Thứ 5 Tháng 1 20, 2011 10:53 pm

Chủ đề rất hay nhưng chủ topic nghỉ mất rồi sao ấy :?
lintprince
Thành viên 3 sao
Thành viên 3 sao
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 12 25, 2009 8:51 am

Re: LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi wattawalkka » Thứ 3 Tháng 8 03, 2021 2:29 pm

wattawalkka
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 1164106
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 7 31, 2021 9:48 am

Re: LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi wattawalkka » Thứ 3 Tháng 8 03, 2021 2:30 pm

wattawalkka
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 1164106
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 7 31, 2021 9:48 am

Re: LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi wattawalkka » Thứ 3 Tháng 8 03, 2021 2:31 pm

wattawalkka
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 1164106
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 7 31, 2021 9:48 am

Re: LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi wattawalkka » Thứ 3 Tháng 8 03, 2021 2:32 pm

wattawalkka
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 1164106
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 7 31, 2021 9:48 am

Re: LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi wattawalkka » Thứ 3 Tháng 8 03, 2021 2:33 pm

wattawalkka
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 1164106
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 7 31, 2021 9:48 am

Re: LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi wattawalkka » Thứ 3 Tháng 8 03, 2021 2:34 pm

wattawalkka
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 1164106
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 7 31, 2021 9:48 am

Re: LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi wattawalkka » Thứ 3 Tháng 8 03, 2021 2:35 pm

wattawalkka
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 1164106
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 7 31, 2021 9:48 am

Re: LỊCH SỬ VÕ HỌC VÀ QUÂN SỰ VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi wattawalkka » Thứ 3 Tháng 8 03, 2021 2:37 pm

wattawalkka
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 1164106
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 7 31, 2021 9:48 am

Trang kế tiếp

Quay về Trao đổi kinh nghiệm

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.50 khách.

cron