Những võ sư người Viet nổi tiếng

Cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về luyện tập võ thuật trong môn phái

Những võ sư người Viet nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi KungLe » Thứ 5 Tháng 6 23, 2011 8:31 pm

Mình tạo chủ đề này mục đích giới thiệu những võ sư người việt nổi tiếng, anh em cũng nhau tìm kiếm và đưa vào để thêm yêu võ thuật việt nhé!

Đây là Cung Lê võ sư trẻ gốc việt, người mà mình rất ngưỡng mộ!
http://www.youtube.com/watch?v=BGAlIImbv8I
Tập võ cốt lấy sức khỏe, ý trí lên hàng đầu!
Xây dựng tình cảm anh em một lòng vì sự phát triển của môn phái cũng như võ thuật việt!
KungLe
Thành viên 1 sao
Thành viên 1 sao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 12 22, 2009 4:36 pm

Re: Những võ sư người Viet nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi KungLe » Thứ 5 Tháng 6 23, 2011 8:37 pm

Trận nào Cung lê cũng rất bình tĩnh:
http://www.youtube.com/watch?v=ocD-Wa-z ... re=related

đây là trận đấu hay nhất của Cung lê, đối thủ là nhà vô địch:
http://www.youtube.com/watch?v=ipWNbhcs ... re=related
Tập võ cốt lấy sức khỏe, ý trí lên hàng đầu!
Xây dựng tình cảm anh em một lòng vì sự phát triển của môn phái cũng như võ thuật việt!
KungLe
Thành viên 1 sao
Thành viên 1 sao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 12 22, 2009 4:36 pm

Re: Những võ sư người Viet nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi KungLe » Thứ 4 Tháng 6 29, 2011 11:48 am

Hà Châu (1927- )

Võ sư đại lực sĩ Hà Châu là một người có sức mạnh phi thường, một trong số ít những cao thủ hàng đầu về ngạnh công và là chưởng môn của môn phái Thiếu Lâm Hồng gia chính tông tại miền Nam Việt Nam.


Cuộc đời và võ nghiệp

Võ sư Hà Châu sinh năm 1927 tại Ba Xuyên (nay là Sóc Trăng). Được phụ thân là Hà Chung khai tâm võ thuật từ lúc lên 5 tuổi, đến khi lên 9 tuổi ông lại được cha gửi sang Hồng Kông theo học Thiếu Lâm Hồng gia phái cùng chưởng môn đương thời là Trình Luân. Đây là võ phái tương truyền xuất phát từ thiền sư Chí Thiện, một trong 5 cao đồ của Thiếu Lâm Tự đã trốn thoát khi chùa bị các võ tướng nhà Thanh hỏa thiêu. Thiền sư Chí Thiện đã truyền tuyệt đỉnh võ công Thiếu Lâm phái của mình cho đồ đệ Hồng Hy Quan, một đệ tử của Hồng thuyền hội quán. Hồng Hy Quan đã không làm hổ danh sư phụ khi phát triển sở học thành một trong những hệ phái Thiếu Lâm danh gia lừng danh [1] với những bài quyền như Ngũ hình quyền, Thập hình quyền, Hổ hạc song hình quyền, Dạ hổ xuất lâm quyền, Xà miêu hạc quyền và một trong những báu vật trấn môn là bài Thiếu Lâm Phá sơn Hồng gia quyền.

Trong suốt 15 năm ròng rã khổ luyện dưới sự chỉ dạy tận tình của danh sư tại Hồng Kông, võ sư Hà Châu đã học hầu hết thập bát ban võ nghệ, đạt trình độ cao về nội công và ngoại công nên có thể dùng tay chẻ đá, xé gỗ, hoặc cho xe lớn cán qua thân thể một cách tự nhiên, đồng thời tinh thông các bài quyền và binh khí của Thiếu Lâm Hồng gia. Trong số những công phu ông luyện thành giai đoạn này có Thiên cân trụy (hay Thiên cân tạ), một trong Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công. Ông kể, khi tập môn Thiên cân trụy, sư phụ bắt ông nằm ngửa và lấy tấm ván 8 phân ngang 6 tấc dài 12 mét quấn ngang nhiều dây xích đè lên người. Qua hơn chục năm luyện tập công phu này, sức chịu của ông đã lên tới trên 15 tấn.

Sau khi trở về miền Nam Việt Nam, ông cùng võ sư Minh Cảnh, người từng vô địch quyền Anh ở Đông Nam Á trong thập niên 1950, lập đoàn lưu diễn từ miền Nam tới miền Trung. Võ sư Cảnh đấm bốc, Hà Châu biểu diễn công phu và giao đấu với những con bò khỏe nhất.

Trong nhiều năm sau đó, võ sư Hà Châu mai danh ẩn tích, lui về Mỹ Tho sống bằng nghề tiện cho Xí nghiệp dệt Hồng Gấm. Đến năm 1974, bạn thân của võ sư là hiệu trưởng trường trung học Tân Dân ở Mỹ Tho đã đưa ông vào làm giám học. Đầu năm 1975 người bạn này cũng đề bạt ông làm hiệu trưởng trường Dân Trí tại Cái Bè. Trong nghề phay tiện, năm 1976 ông được cấp bằng sáng chế "máy phay biên dạng thoi" đạt kỹ thuật bậc 7/7 khi là công nhân xưởng cơ khí dệt Bến Nghé, Bình Thạnh. Cũng ở đây, trong hàng chục năm ròng rã ông nghiên cứu sáng tạo một dụng cụ tập công phu Thiên cân trụy bằng phương tiện đơn giản dựa trên nguyên lý đòn bẩy rất hiệu quả. Từ ngày ông chế tạo thành công máy tập này, có vài đệ tử của ông luyện Thiên cân trụy đã có thể chịu được tới 5-6 tấn, ông rất lạc quan tin rồi trong số học trò của mình sẽ có người chịu được một lực nâng vượt ông sau này.

Năm 1985, sau 30 ngày biểu diễn ở Thủ Thừa Long An theo lời mời của phòng văn hóa thông tin huyện, võ sư Hà Châu bị buộc phải rời khỏi huyện vì những công phu của ông khiến người ta kinh ngạc, cho rằng không thể có ở người bình thường và theo lời ông kể lại, mọi người đã cho rằng "thầy bùa Hà Châu mang tà giáo vào huyện". Năm 1987, sau 45 ngày huấn luyện cho xã đội An Phú ở Thủ Đức, ông cũng bị buộc phải ra đi theo lệnh khẩn của ông chủ tịch cùng một lý do như ở Long An nói trên. Năm 1988 võ sư quay lại An Khánh biểu diễn và gặp lại các học trò cũ. Đất lành chim đậu, ông đã ở An Khánh cho đến bây giờ. Trong những năm này ông còn tham gia Hội võ cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh, một hội võ có bàn tay gây dựng của ông từ những ngày đầu mới thành lập năm 1975.

Trước năm 1957 võ sư đã từng nhiều lần biểu diễn công phu thượng thừa tại Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông. Những năm 1990, ông "mang chuông đi đánh nước người", lưu diễn ở châu Âu với chuyến du hành đến Liên Xô năm 1990 và Ý năm 1991. Trong lần biểu diễn tại Liên Xô, ban tổ chức lo tất cả cưa, ván, búa, đá, gạch thẻ, dừa khô để ông biểu diễn các công phu đặc dị, trong đó có công phu đưa xe lu nặng cán qua người. Nhưng đến giờ chót xe không đưa vào được vì cửa nhà hát quá nhỏ. Tại Ý, võ sư đã có hơn một tháng rưỡi biểu diễn và giảng dạy võ thuật tại thủ đô, và cả miền Bắc, miền Trung nước Ý. Chuyến đi Ý ông được nhận rất nhiều tiền thù lao, nhưng khi về nước tay trắng vẫn hoàn tay trắng, vì những người chịu trách nhiệm giữ hộ tiền cho ông đã "quên gửi lại". Về nước, ông suýt bị chủ nhà cắt hợp đồng cho thuê, nhưng may có học trò của ông là võ sư Đồng Văn Hùng bên Bỉ biết tin đã quay về Việt Nam giúp thầy mua căn nhà mới.

Sau 45 năm gắn liền cùng nghiệp võ với hàng trăm lần phô diễn tuyệt đỉnh công phu khiến khán giả phải đứng tim vì hồi hộp, năm 1997 lão võ sư đã làm lễ "rửa tay gác kiếm", quay về đời thường sinh sống bằng nghề rèn binh khí. Ở tuổi 81 ông vẫn luyện tập và lao động cật lực từ sáng tới chiều. Ông cũng chứng tỏ năng lực "văn võ song toàn" của bản thân khi thử sức trên nhiều lĩnh vực như điêu khắc, hội họa, thơ Đường, viết thư pháp với bút lực mạnh mẽ thuộc hàng hiếm có với phong cách thư họa ông từng luyện khi học võ ở Hồng Kông hồi trẻ. Đôi khi ông lại "tái xuất giang hồ", như sự có mặt đầy ấn tượng của ông trong 10 phút của chương trình "Cửu Long hội ngộ", một chương trình biểu diễn võ công và múa rồng quy tụ các võ sư nổi tiếng Việt Nam và nước ngoài diễn ra tại Nhà thi đấu Quân khu 7 Thành phố Hồ Chí Minh tối 17 tháng 9 năm 2006.

Võ sư Hà Châu đã truyền dạy sở học của mình cho rất ít đệ tử, trong đó có cả đệ tử người nước ngoài là Philippe Gaudin, một cao đồ người Pháp, người sau này thành lập website về võ sư Hà Châu và môn phái Thiếu Lâm Hồng gia nhằm tôn vinh ông. Còn ở miền Bắc tại Hà Nội, dưới sự truyền dạy của cố võ sư Tô Tử Quang hay còn gọi là cụ Sú Tàu, đã khiến những đặc thù của Thiếu Lâm Hồng gia như đòn thế ngắn, nhanh, cương mãnh, chặt chẽ, liên tục kết hợp với bộ tấn di chuyển thấp, vững trãi được nhiều người biết đến và theo học. Tuy nhiên, võ sư Hà Châu không mở võ đường vì cho rằng học võ phải chọn đúng người có đức. Ông cũng hiểu rằng, một mai khi ông nằm xuống, mọi công phu tuyệt kỹ của ông sẽ bị chôn vùi, vì các con ông lo mưu sinh không ai nối nghiệp cha và các võ sinh của ông hầu hết đều không có đủ thời gian, điều kiện để khổ luyện. Ông cho rằng mình ít nhiều đắc tội với tiền nhân hậu thế của võ phái vì điều đó và khát khao mong mỏi trước câu hỏi không lời đáp, rằng có ai sau ông sẽ làm được những điều ông đã từng làm?!

Kỳ tích công phu

Người dân Việt Nam ở Cà Mau, Gia Định, Cần Thơ và Gò Vấp đều đã từng nghe danh hay chứng kiến tận mắt năng lực thượng thừa của võ sư Hà Châu, một con người với vóc dáng mảnh khảnh rất Á Đông không hề cao to lừng lững như một đô vật. Rất nhiều lần ông khiến mọi người kinh hãi và thán phục khi để cho những chiếc xe đò chở 40 đến 50 người lăn bánh ngang qua người ông.

Năm 1957, một kỷ niệm buồn với võ sư, trong một hội chợ khi người dân chen chân nhau xem ông thi triển công phu Song mã phanh thây, hai tay ghì chặt dây xích giữ hai chiếc xe tải chạy về hai hướng ngược nhau khiến bánh xe quay tít tại chỗ mà xe không thể nhúc nhích, chiếc cầu Thị Nghè Sài Gòn đã bị sập khiến một số người bị thương và bị chết.

Năm 1958, tại bờ hồ Xuân Hương, Đà Lạt, ông nằm cho 10 chiếc xe khách mỗi xe chở 50 khách lần lượt cán qua người, trong một chương trình nhằm giúp ban tổ chức thu tiền cứu trợ các nạn nhân bị chết do sập cầu Thị Nghè năm 1957.

Năm 1961, tại Trà Vinh võ sư đã biểu diễn công phu cho một xe lu để cán đá làm đường nặng hơn 12 tấn chạy lên người ông khiến mọi người như đứng tim, nín thở vì tưởng có thể ông sẽ bị nghiến nát dưới bánh xe to lớn và cứng như sắt này. Đây cũng là một trong những lần biểu diễn kéo dài 3 phút nguy hiểm nhất của võ sư, mà theo ông thú nhận, ông chỉ còn có thể chịu đựng được khoảng 30 giây nữa trước khi có thể bị xe nghiến "bẹp như tờ giấy". Bởi vì người lái xe ấy, một người Việt gốc Miên, do mất bình tĩnh đã khiến xe bị tắt máy khi đang lăn trên người ông. Dư luận đồn rằng có thể có âm mưu ám sát ông, tuy nhiên, theo lời ông nhận định, đây chẳng qua do anh lái xe đã quá sợ hãi, vì trước khi diễn anh lái xe còn cột càng gạt đất lên và bỏ bớt củi (xe chạy bằng củi) cho xe bớt nặng. Danh hiệu "võ sư đại lực sĩ" gắn với tên tuổi của võ sư Hà Châu có lẽ xuất phát từ lần biểu diễn này.





Vào năm 1962, tại Cà Mau, võ sư Hà Châu đã dùng tay không xiết cổ một con bò mộng hung dữ. Lần biểu diễn tại Cà Mau này, bò mộng phải đi thuê nhưng chủ bò đề ra yêu cầu không được làm bò chết, chỉ giữ cho nó chổng vó lên trời. Tuy nhiên, trong nhiều lần biểu diễn màn bẻ cổ bò tại Cà Mau, Đà Nẵng sau này, đã có lần ông bẻ gãy cổ làm bò bị chết và phải đền cho người chủ.

Sau năm 1975 dân chúng Sài Gòn không còn gặp lại con người có sức lực phi thường huyền thoại này nữa, và ai cũng tưởng vị võ sư đã qua đời (nhưng như đã nói trên, đây là giai đoạn ông về Mỹ Tho sống bằng nghề rèn tiện). Bất ngờ vào năm 1988, nghĩa là mãi 13 năm sau, võ sư Hà Châu lại xuất hiện và lần này con người siêu đẳng ấy lại khiến cho đồng bào thán phục khi ông dùng tay không để đóng những cây đinh dài vào gỗ rồi lại dùng 2 ngón tay kẹp đinh nhổ ra như người ta dùng kìm nhổ đinh vậy. Với công phu Bạt đinh công này, ông đã khẳng định nội công thượng thừa của mình vang dội cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

Tại sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội trong thập niên 1990, võ sư Hà Châu đã từng biểu diễn những công phu tuyệt đỉnh, như bay người lên dùng một ngón tay (Nhất dương chỉ) chọc thủng quả dừa khô được tung lên trên không, hay dùng cạnh tay chặt sợi dây buộc vào hai dóng mía dựng hai bên, sợi dây đứt nhưng các dóng mía không hề bị đổ.

Trong một pha biểu diễn về khả năng lạ lùng của thuật khinh công, võ sư Hà Châu đã nằm trên 12 cái siêu bằng đất đồng thời còn cho đặt lên người 150 kg đá tảng. Sau đó một người dùng búa tạ đập cực mạnh lên các đá tảng ấy cho vỡ nát mà các siêu đất ở dưới thân mình ông không bị sứt mẻ gì.

Ngoài ra, võ sư Hà Châu còn nhiều lần dùng cần cổ của mình uốn một thanh sắt dày làm nhiều vòng quanh cổ mà ông không hề hấn gì, hoặc dùng hộp sọ cứng như thép húc vào những bức tường cứng chắc xây dựng toàn bằng xi măng, đá tảng khiến bức tường bị thủng toác một lỗ rất sâu. Sau này, khi đã cận kề tuổi 70, có lúc ông định diễn tiết mục mang tên "Quả bom tấn" tại Câu lạc bộ Phan Đình Phùng: ông nằm dưới đất, phía trên dùng ròng rọc kéo tảng đá nguyên khối nặng 300 kg lên hết độ cao của mái nhà rồi chặt dây thả xuống ngay ngực ông đang vận khí đề công khiến tảng đá vỡ tan. Nhưng trước đó mấy ngày báo chí rùm beng chuyện "đại lực sĩ Hà Châu bị bỏ bom", xét thấy quá nguy hiểm, những người có trách nhiệm đã không đồng ý cho ông biểu diễn tiết mục này.

Gần đây nhất, khán giả Thành phố Hồ Chí Minh lại tận mắt chứng kiến phong độ xứng danh kỳ nhân thiên hạ của võ sư Hà Châu ở tuổi 85 (ngày 17 tháng 9 năm 2006) khi ông biểu diễn công phu Thiết đầu công, dùng đầu phá tan ba viên gạch và chặt gãy chân ghế trong chương trình "Cửu long hội ngộ" do nhạc sĩ Hoài An cũng là người hâm mộ võ thuật đứng ra tổ chức với sự tài trợ của công ty VN game online tại sân vận động thể dục thể thao quân khu 7 của quân đội tại thành phố Hồ Chí Minh.



Những câu nói đáng chú ý

Tôi không thích thượng đài với những võ đài tự do không có các quy chế thể thao như hồi những năm trước, thập niên 70. Tôi thích biểu diễn hơn: Thực tế võ sư ít thượng đài nhưng những lần dụng võ của ông trước những lời thách đấu đều khiến khán giả không bao giờ quên: Năm 1958 tại Đà Lạt, sau khi khi biểu diễn công phu cho hàng chục chiếc xe lăn qua người, ông nhận lời thách đấu và đã dùng Thiết sa chưởng đánh gãy chân một võ sĩ người Campuchia có biệt danh "Thiết cước", vốn nổi tiếng với cú đá thần tốc và cứng như sắt có thể hạ gục được trâu bò. Hoặc năm 1960 võ sư so găng với Tăng Bình ở Chợ Lớn. Khi Tăng Bình khoe đã học được nhiều đòn cước độc và đòi tỷ thí với võ sư, ông đã dùng chính đòn thế của Bình để trị Bình trước đông đảo quan khách do Bình mời đến tham dự và sau khi hô hấp nhân tạo cho Bình xong, ông lặng lẽ ra về.

· Người Ý gọi tôi là "ummo" (người ngoài hành tinh), nhưng tôi nói tôi chỉ là người Việt Nam: Nhận định sau chuyến ông lưu diễn tại Ý năm 1991.

· Võ nghiệp không nuôi nổi tôi, nhưng tôi nhớ quá và trở lại. Vả lại, tôi là chưởng môn nhân của Hồng gia, không truyền lại võ học mà môn phái sở đắc, tôi đắc tội với sư phụ, với tổ sư Hồng Hy Quan: Võ sư nói về lần tái xuất giang hồ năm 1985, sau nhiều năm ông giã từ nghiệp võ để theo nghề phay, tiện kiếm sống tại Mỹ Tho.

· Tôi không mở võ đường vì võ sinh chân chính trước hết là một người đức độ, sau mới là võ công: Trả lời phỏng vấn về việc "sao ông không mở võ đường để truyền lại tuyệt học" của phóng viên Ngọc Hoàng trên báo Sổ tay Võ thuật số 57.

· Các em học võ bây giờ phần lớn chỉ là lên đấu để đoạt huy chương. Nhiều em học xong, bước ra ngõ là quên mất tình thầy trò. Học võ nhưng nhiều em lại tỏ ra khá ngông nghênh, ngang tàng bởi thiếu một chữ "NHẪN": Trả lời phỏng vấn khi xuất phát từ chuyện "thật giả khó phân" của một số người mãi võ, một số phóng viên đã hỏi quan niệm của ông về chữ "Đạo", đạo đức và tư cách của người học võ ngày nay.

Đánh giá của thế giới
Trong chuyến lưu diễn và giảng dạy võ thuật tại Ý năm 1991, được thưởng thức những công phu đặc dị do ông thi triển, người Ý đã kinh ngạc thán phục gọi ông là "ummo", tức "người ngoài hành tinh".

Trong cuốn sách Những người có khả năng siêu phàm do Nhà xuất bản Kindersley ấn hành năm 1991 tại London và tái bản năm 1992 tại California, võ sư Hà Châu được xếp vào một trong ba kỳ nhân thế giới với những tuyệt kỹ công phu nói trên. Hai người còn lại là một thuật sĩ Yoga (người Ấn Độ) chôn sống dưới cát cả tháng trời vẫn khỏe và võ sư Hohen Soken ở quần đảo Okinawa Nhật Bản biểu diễn quyền thuật trên tấm ván mỏng thả trên mặt nước.
Tập võ cốt lấy sức khỏe, ý trí lên hàng đầu!
Xây dựng tình cảm anh em một lòng vì sự phát triển của môn phái cũng như võ thuật việt!
KungLe
Thành viên 1 sao
Thành viên 1 sao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 12 22, 2009 4:36 pm

Re: Những võ sư người Viet nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi KungLe » Thứ 4 Tháng 6 29, 2011 1:06 pm

http://www.youtube.com/watch?v=ZYLl1RFDGms
đây là video lúc võ sư 85 tuổi 2006
Tập võ cốt lấy sức khỏe, ý trí lên hàng đầu!
Xây dựng tình cảm anh em một lòng vì sự phát triển của môn phái cũng như võ thuật việt!
KungLe
Thành viên 1 sao
Thành viên 1 sao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 12 22, 2009 4:36 pm

Re: Những võ sư người Viet nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi trieuquangtan » Thứ 4 Tháng 6 29, 2011 1:28 pm

KungLe đã viết:http://www.youtube.com/watch?v=ZYLl1RFDGms
đây là video lúc võ sư 85 tuổi 2006

kungle [ thao] có vẽ mê thần tượng ghê nhà
tại sao lại thề hỏi cuộc đời tại sao lại thế ?
chỉ vì tiền oan trái cả đời nhau .
em bước đi không 1 lời vĩnh biêt
tạm biệt em 1 mãnh vỡ tình yêu .
Hình đại diện của thành viên
trieuquangtan
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 431
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 4 28, 2011 7:59 pm
Đến từ: ĐÓNG ĐÔ ĐỊNH CÔNG ĐƯỜNG

Re: Những võ sư người Viet nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi KungLe » Thứ 4 Tháng 6 29, 2011 4:48 pm

hihi,
chán a lắm! a e bao nhiêu năm mà mãi không nhận ra nhau!
Tập võ cốt lấy sức khỏe, ý trí lên hàng đầu!
Xây dựng tình cảm anh em một lòng vì sự phát triển của môn phái cũng như võ thuật việt!
KungLe
Thành viên 1 sao
Thành viên 1 sao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 12 22, 2009 4:36 pm

Re: Những võ sư người Viet nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi trieuquangtan » Thứ 4 Tháng 6 29, 2011 7:41 pm

KungLe đã viết:hihi,
chán a lắm! a e bao nhiêu năm mà mãi không nhận ra nhau!

hôm đó ah lên hbt chờ kungle lên là chiến ah tưỡng cu trưỡng kia nhưng cuối cùng anh mới nhận ra la thao :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol: :lol:
tại sao lại thề hỏi cuộc đời tại sao lại thế ?
chỉ vì tiền oan trái cả đời nhau .
em bước đi không 1 lời vĩnh biêt
tạm biệt em 1 mãnh vỡ tình yêu .
Hình đại diện của thành viên
trieuquangtan
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 431
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 4 28, 2011 7:59 pm
Đến từ: ĐÓNG ĐÔ ĐỊNH CÔNG ĐƯỜNG

Re: Những võ sư người Viet nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi KungLe » Thứ 7 Tháng 7 23, 2011 11:16 am

Người tiếp theo mình giới thiệu là VÕ SƯ NGÔ BÔNG (người được coi là đệ nhất cao thủ võ thuật Việt Nam)

Võ sư Ngô Bông sinh năm 1932, là con duy nhất của một gia đình nông dân nghèo khổ ở xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Khi còn niên thiếu ông Ngô Bông sớm gặp hoạn nạn phải về sống với ngoại vì cha của ông là cụ Ngô Cưởng bị thực dân Pháp bắt rồi mất tích năm 1941 còn mẹ qua đời sớm.

Vốn gia tộc nội ngoại đều có truyền thống thượng võ, đến năm 11 tuỏi, ông Ngô Bông được hai người cậu ruột là Lê Chót và Lê Thuỳ truyền dạy võ Tây Sơn. Nhớ lại những ngày khổ luyện ban đầu, ông nói : lớp võ mở tại nhà ông nội tôi, từ 5 giờ sáng chúng tôi phải tập hít đất, xà đơn, xà kép, tập nhẩy xa, nhẩy dây, nhào lộn, tập chạy bền ( lúc đầu 2-3 km về sau tăng dần lên hàng chục km), đào hố ( sâu 3 tấc, 5 tấc) tập nhẩy cao, khoảng 6 giờ 30 thì nghỉ để lo việc đồng áng. Đến 5 giờ chiều mới tập kỹ thuật cho đến gần nửa đêm. Đầu tiên 2 cậu dạy cách đứng tấn, học một bộ tấn hết 3 tháng, học hết các bộ tấn hết khoảng 3 năm. Tấn vững rồi mới học bài thảo, kỹ thuật giao đấu. Những bài võ dân tộc hay tôi đã tiếp thu được trong thời kỳ này là Hùng Kê Quyền, Ngân quyền, Khải ất quyền, Bảo Chơn đao, Đoản công trường khúc, Song thương hóa nguyệt, Thanh long kiếm , Hắc long kiếm, Thiên bảo đơn đao. Đến 16 tháng chạp hàng năm, quý thầy kiểm tra các bài bản đã học, giỗ tổ rồi cho nghỉ tết.

Với tinh thần hiếu học, khoảng từ năm 17 tuổi đến năm 40 tuổi, võ sư Ngô Bông vừa làm ruộng vừa luyện thêm võ Thiếu Lâm cùng hai võ sư nổi tiếng của Quảng Ngãi là thầy Bảo Tuy Phong và thầy Lâm Võ. Nhờ vậy ông đã bắt thêm một số bài của Bắc Phái như : Mỹ nữ soi gương, Tiểu lai La Thành, Lộ tam chiến ( đánh 3 mặt), Hắc Hổ du sơn, Mãnh hổ hạ sơn, Hồi sơn kiếm, Thái cực kiếm, Thanh Long đao. Ông cho biết thêm lúc ngoài 20 tuổi, thỉnh thoảng tôi có tham gia võ đài quyền anh, quyền tự do và từng thắng một số võ sĩ thời đanh như : Đinh Hổ ( Campuchia, Đinh Đam (Huế) tại Thị Nghè - Sài Gòn, Trực Hùng, Trực Ninh tại Đà Nẵng. Ngoài 30 tuổi ông Ngô Bông nghỉ thi đấu và mãi đến năm 40 tuổi mới bắt đầu dạy võ cho dăm ba thanh thiếu niên cùng làng. Sau năm 1975, võ sư tạm nghỉ vài năm rồi tiếp tục mở lớp tại quê nhà. Các học trò của ông có kỹ thuật khá tốt (Ngô Ân, Ngô Lâm, Ngô Sĩ, Ngô Ngân, Nguyễn Văn Thiều, Ngô Dung...) từng đoạt huy chương vàng, bạc tại các giải võ cổ truyền Quảng Ngãi hoặc giải vô địch toàn quốc.

Một trong những đặc điểm của võ sư Ngô Bông là chọn và dạy học trò rất kỹ lưỡng vì song song với dạy võ, người thầy phải dạy cho võ sinh cách sống ở đời, do vậy tôi phải tìm hiểu và thử thách võ sinh một thời gia, nếu xét thấy xiêng năng, cần cù, biết vâng lời, chung thuỷ, có tư cách, không tự ái, không bê tha tửu sắc thì mới nhận làm học trò chính thức. Còn không đạt những điều nêu trên tôi rất khoát cho nghỉ vì nếu không sẽ có hại cho môn phái và xã hội. Thế nên lớp võ của tôi đông nhất cũng chưa đến 20 em. Nhớ lại trước kia, quý thầy của tôi dạy dỗ rất chu đáo, theo sát từng người và kèm cặp, uốn nắn ngay từng động tác sai lệch. Sau giờ luyện võ bao giờ cũng giảng giải về đạo lý làm người và y học. Nhờ vậy tôi mới biết chữa trị nội thương, trật đả để giúp học trò và bà con lối xóm. Đối với quý thầy tôi luôn một lòng tôn kính, lúc còn tập võ chúng tôi vẫn thường xuyên phụ gia đình thầy một số công việc đồng áng như làm vườn, dọn cấy, đạp lúa, đốn mía và hầu nước đấm bóp cho thầy nữa.

Võ sư Ngô Bông lập gia đình năm 1958, có 8 người con (4 trai), tất cả đều được học võ. Giỏi võ, bản tính khiêm tốn, hiền hòa và cuộc sống thanh bạch ông có uy tín trong làng võ cổ truyền và được mời tham gia ban cố vấn Liên đoàn VTCT. Trong Hội nghị chuyên môn toàn quốc võ cổ truyền năm 1993, bài Hùng Kê Quyền tương truyền của Nguyễn Lữ, một trong Tây Sơn tam Kiệt do ông nội võ sư truyền dạy được bình chọn vào danh sách các bài võ thống nhất của võ cổ truyền Việt Nam. Một người bạn của võ sư Ngô Bông nhận xét : Anh Bông là con người điềm đạm, tế nhị và sống có tình, có nghĩa. Về võ nghệ anh nắm khá vững bài bản của võ Tây Sơn, di chuyển bộ ngựa rất linh hoạt, có thể khống chế, hóa giải các đòn tấn công của đối thủ. Dù tuổi cao nhưng các động tác đâm, gạt, đỡ thương của anh gọn gàng và nhuần nhuyễn. Anh sở đắc mấy bài thương có giá trị như : Đệ nhất kim thương, Đệ nhị mai hoa thương ... rất cần được bảo tồn. Một huấn luyện viên võ cổ truyền cho biết : thầy Ngô Bông không hề giấu nghề, ai có tâm huyết đều được thầy tận tình hướng dẫn, ông còn có nhiều kỹ thuật đấu dối kháng rất hiệu quả.

Với những đóng góp cho phong trò võ thuật, võ sư Ngô Bông được Uỷ ban TDTT tặng huy chương "vì sự nghiệp TDTT". Sắp bước dang tuổi 80 ông bị lãng tai khá nặng, võ sư vẫn siêng năng ôn luyện võ nghệ mỗi ngày và đủ sức tham gia công việc đồng áng. Đối với võ sư, cốt lõi của việc học võ là " quý hồ đa tinh, bất quý hồ đa" và luôn luôn đi đôi với rèn luyện đạo đức.

(vocotruyen)

Dưới đây là tổng hợp các bài viết về võ sư Ngô Bông


Hự! Bằng một đòn thế dũng mãnh, lão võ sư già như một con hổ dũng mãnh gầm lên và ra đòn ngũ trảo tàn khốc. Võ sư Ngô Bông - hiện ở huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi - truyền nhân của võ Tây Sơn.

UY LỰC NGŨ TRẢO
Không vội bước vào nhà để chứng kiến trọn vẹn những tuyệt kỹ võ thuật mà lão võ sư này đang biểu diễn trước học trò. Ở cái tuổi 79, nhưng thân pháp của võ sư Ngô Bông vẫn mềm mại như rồng, mau lẹ như báo, mãnh liệt như hổ, thần bí như hạc.

Võ Sư Ngô Bông

Ánh mắt như xuyên thấu tâm can đối thủ, mười ngón tay quắp lại hình ngũ trảo tung ra, vuốt vào, xoáy tròn, bất thần đập ngược trở lại. Gân cốt trên bắp tay của lão võ sư như cuộn dây rừng bện chặt. Bất cứ vật gì rơi vào vòng xoắn của ngũ trảo thép đều bị bấu nát và bẻ gãy trong nháy mắt.

Bắt đầu theo nghiệp võ từ năm 11 tuổi. Suốt mấy chục năm tầm sư học đạo, khổ luyện những chiêu thức tinh hoa của võ nghệ, võ sư Ngô Bông đã thông thạo được nhiều tuyệt kỹ: đao, thương, kiếm, côn, quyền…

Thời đó, võ sư Bảo Tuy Phong và Lâm Võ – hai người thầy lừng danh ở Quảng Ngãi đã đặt cho người học trò của mình biệt danh Lâm Hổ. Bởi, võ sư Ngô Bông đã nhiều năm khổ luyện thành công các bài Hắc Hổ, Mãnh Hổ xuất sơn, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm.

Để có bộ trảo như móng vuốt của hổ, ông đã khổ công luyện thiết sa chưởng với cát, sỏi. Từ đó, 10 ngón tay dường như có thể chọc thủng tường gạch, phá tan đá, gỗ; mỗi lần tung đòn, uy lực của ngũ trảo ào ạt như vũ bão.

Thấy khách cung kính bái sư. Đưa tay bắt, nụ cười hiền hậu nở trên khuôn mặt gân guốc của ông. Qua câu chuyện thì suốt mấy chục năm qua, đòn ngũ trảo đã theo ông phiêu bạt ra Bắc, vào Nam, qua Thái Lan…thi đấu không biết bao nhiêu trận và đều mang về chiến thắng vang dội.

Trong sân nhà ông, bao giờ cũng có đàn gà chọi chiến. Dường như sở thích nuôi giống gà này có liên quan với niềm đam mê võ thuật của lão võ sư Ngô Bông - ông là một trong những truyền nhân của bài võ Hùng Kê Quyền (võ gà) nổi tiếng của anh em nhà Tây Sơn tam kiệt, ngoài hàng loạt bài: Nghiêm thương của Nguyễn Huệ, Thanh Long đại chiến, Hùng gia quyền, Mai hoa quyền…

HỌC VÕ GIÚP ĐỜI
Chuyện học võ được ông nhớ lại: Cha bị bắt đưa đi Côn Lôn khi ông vừa sinh ra được 3 ngày. Người mẹ vào Nam tìm chồng cũng bặt tin và chết sau đó ít lâu. Ban ngày chăn trâu, ban đêm ông và bạn bè bí mật vào khu Gò Cháy để học võ của cậu Sáu - một người uyên thâm võ học của Tây Sơn. Thời đó, nếu lý trưởng, hương mục và ông trùm mà phát hiện học võ thì tất cả sẽ bị phạt bỏ vào nhà lao. Mỗi lần tập xong, ông mò về nhà và cố nuốt hai bát cơm nguội ụp chung.
Lớn lên trong cảnh côi cút và cùng cực, lão võ sư Ngô Bông dường như thấu hiểu cuộc đời như võ học: “Võ thì cả đời cũng không thể biết hết được; học võ cốt để giúp đời”. Tâm niệm điều này, thời trai trẻ, ông đã mang võ học đi đánh giặc. Các địa danh: Tu Bông, Dốc Mõ, Dốc Quýt, Xóm Cút đều lần lượt in dấu chân ông. Trở thành lính của tiểu đoàn 365 đóng quân tại Phú Yên.

Trích:
Trong Hội nghị chuyên môn toàn quốc võ cổ truyền năm 1993, bài Hùng Kê Quyền do ông biểu diễn đã được bình chọn vào danh sách các bài võ thống nhất của võ cổ truyền Việt Nam. Ghi nhận sự đóng góp của ông, Uỷ ban thể dục thể thao đã tặng võ sư Ngô Bông huy chương "vì sự nghiệp thể dục thể thao".


“Ai vật khỏe nhất sẽ được thưởng” – trong một lần, nghe tiểu đoàn trưởng Hà Duy Tùng tuyên bố, chàng trai cân nặng 58 kg đã xông ra đọ sức với người cận vệ của tiểu đoàn trưởng có sức khỏe như voi, nặng 72 kg. Lần lượt ba hiệp, ông tung đòn tảo địa cước, kết hợp với thế quật của Hùng kê quyền và ném chàng cận vệ khổng lồ này lăn kềnh ra đất. Từ đó, ông trở thành cận vệ số 1 suốt 3 năm của tiểu đoàn trưởng.

Sau đó, trung đội mồ côi có 48 người được thành lập và ông chịu trách nhiệm huấn luyện võ thuật. Điều đặc biết là tất cả những người trong đơn vị này đều có hoàn cảnh không cha mẹ. Dù vũ khí còn thiếu thốn - chỉ có độc khẩu max 76, tuy nhiên, mồ côi đã làm điên đầu bọn giặc.

Nhiều trận đánh giáp lá cà, biệt danh lâm tướng của ông lại nổi như cồn, bởi lúc cận chiến, nhiều tên giặc đã ngã gục dưới uy lực của ngũ trảo từ trong rừng bất thần xuất hiện. “Lúc bom rơi, đạn nổ, sức mạnh của ngũ trảo dường như khó có thể lường được” – ông cho biết. Với sức vóc như hổ, nhiều trận ông cõng đồng đội bị thương chạy băng băng thoát ra khỏi họng súng. Rồi trong một trận đánh, ông bị thương nặng và phải trở về quê để an dưỡng và tiếp tục ôn luyện nghiệp võ.

TRUYỀN LẠI TINH HOA CHO CON CHÁU
Ngoài võ thuật được đắc đạo của nhiều sư phụ, kinh nghiệm ông thu nạp được nhờ nhiều trận tử chiến với những võ sĩ lừng danh thiên hạ. Ông từng qua Thái Lan nghênh chiến 4 lần thì bị thua một, huề một, thắng hai. “Gay go và ác liệt nhất là gặp võ sĩ Phi nát, nó toàn chơi đòn phá ngựa, chỏ lật rất gian ác. Trận đầu bị nó đánh rớt ngay sau vài hiệp. Về luyện tập và tiếp tục qua giao đấu. Ròng rã 6 hiệp, hai bên bắt tay xin hòa” – ông kể lại những trận tử chiến của mình.



Truyền dạy võ cho con cháu

Lưỡng kê giao nạp thủy tranh hùng - Song túc tề phi trảo thượng xung - Trấn ải kim thương như bạch hổ - Phủ quan ngân kiếm tựa thanh long - Xuyên khung độc tiễn tăng ư trác - Hồi thủ đơn câu thủ tứ hung - Khiêu, tẩu, rượt, đâm thiên sở tứ - Nhu, cương, cường, nhược, tận kỳ trung… Đó là lời thiệu trong bài Hùng Kê quyền của Nguyễn Nhạc… Đọc lời thiệu xong, ông đi một lượt bài Hùng Kê quyền.

Còn đây là lời thiệu trong bài “Thanh Long đại pháp nhị kim cương” của Triệu Tử Long, một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc mà sau này nghĩa quân Tây Sơn cũng sử dụng… Ông đi như múa với cây đại đao đầy mãnh lực. Dù đã già, nhưng trí nhớ của ông dường như thuộc làu những điều đã học trong võ thuật.

Gia đình lão võ sư Ngô Bông có 8 người con, Ngô Lâm Em và Ngô Sỹ là 2 con trai nối nghiệp võ của cha. Ngoài ra, ông còn có hàng ngàn môn sinh được truyền thụ võ thuật. “Nghề võ không giàu, nhưng cả đời tôi mong truyền thụ cho con cháu, sau này không mất đi những tinh hoa mà các thế hệ cha ông đã khổ luyện để giữ gìn non sông, bờ cõi” – hỏi về dự định trong tương lai, lão võ sư Ngô Bông chia sẻ tâm nguyện của mình trong những ngày cuối năm như vậy.
Tập võ cốt lấy sức khỏe, ý trí lên hàng đầu!
Xây dựng tình cảm anh em một lòng vì sự phát triển của môn phái cũng như võ thuật việt!
KungLe
Thành viên 1 sao
Thành viên 1 sao
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 12 22, 2009 4:36 pm

Re: Những võ sư người Viet nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi kodomo123 » Chủ nhật Tháng 6 26, 2016 2:16 pm

chán a lắm! a e bao nhiêu năm mà mãi không nhận ra nhau!
ดาวน์โหลด royal1688
kodomo123
Thành viên mới
Thành viên mới
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 3 08, 2016 5:00 pm

Re: Những võ sư người Viet nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi wattawalkka » Thứ 4 Tháng 8 04, 2021 12:59 am

wattawalkka
Thành viên 5 sao
Thành viên 5 sao
 
Bài viết: 1163929
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 7 31, 2021 9:48 am

Trang kế tiếp

Quay về Trao đổi kinh nghiệm

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến.49 khách.

cron