09:39 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Ảnh đẹp

Chứng nhận môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO đã có công đóng góp vào sự phát triển của UNESCO Việt nam
Trưởng môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở Lạc Việt Võ Đạo

Rèn luyện sức khỏe, bản lĩnh,ý chí

Trang bị kĩ năng phòng vệ chiến đấu

Học nội công

Có nhiều bài binh khí

Tất cả các ý kiến trên

Ý kiến khác

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 3195

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 71801

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7964599

Trang nhất » Tin Tức » Hỏi - Đáp

Điểm huyệt

Thứ ba - 03/09/2013 10:39
Điểm huyệt

Điểm huyệt

Con thưa Thầy Nguyễn Thành Chung. Hiện nay con đang sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Con đang tập môn võ cổ truyền đã được 6 năm, và con có tham khảo một số môn võ khác nữa. Đã lâu nay con tập võ thuật, con cũng biết được thêm chút ít về những điều mà các căn bản của môn sinh cần phải biết trong tập luyện . Con được biết trang web của Thầy con mừng thầm, con nghĩ Thầy sẽ trả lời được điều con muốn hỏi. Con muốn hỏi Thầy một câu mà nhiều Thầy con cũng đã hỏi và các Thầy trả lời, con thấy chưa thuyết phục. Câu hỏi này nếu Thầy chưa rõ lắm thì cũng không sao. Theo con hiểu mỗi người một lĩnh vực , mỗi người giỏi một việc nào đó. Con xem tivi, phim ảnh và nhiều sách báo có thấy điểm huyệt hẹn giờ chết hay là điểm huyệt xong thì người bị điểm huyệt đứng im? Con tạ ơn Thầy.
Võ sư Nguyễn Thành Chung:

Trước tiên Thầy cám ơn con đã tham quan website của Thầy và có đưa ra câu hỏi này. Đây là câu hỏi theo Thầy nghĩ cũng quả là khó. Chúng ta đã xem nhiều phim và đọc truyện thấy có điểm huyệt và rồi gây cho đối phương phải chịu tổn thương mức độ nặng nhẹ tuỳ từng vị trí đánh hoặc theo giờ …

Trong nhiều tiểu thuyết võ thuật cũng đã tả nhiều các trận đánh giữa các cao thủ võ lâm với các tên cướp hay các tà phái khác, chỉ bằng các ngón tay như đánh dấu lên thân đối phương, chỉ trong nháy mắt rồi bị đứng im hoặc ngã gục ngay tại chỗ không thể cử động. Rồi các cao thủ võ lâm đó bỏ đi một cách thản nhiên.

Sau khi xem như vậy làm cho cảm giác của người xem hiếu kỳ, không thể tưởng tượng được, cho rằng rất thần bí.

Đúng thế, điểm huyệt ở trong con mắt chúng ta đã bị một lớp mặt nạ thần bí. Điểm huyệt là một kỹ thuật khác thường nhưng nó không phải là người ta miêu tả hay cường điệu hoá thần bí đấy . Trong phim ảnh người ta đã mô phỏng sự kết hợp cao độ của võ thuật, khí công, huyệt mạch được kết thành một thể.

Trong võ thuật , mục đích và tác dụng của điểm huyệt có thể chia làm hai loại chính: Một là làm cho người bị điểm huyệt bị mất ngay đi khả năng tự vệ, hoặc trong khoảng thời gian người đó không thể cử động được.

Hai là người điểm huyệt đã làm cho người bị điểm huyệt khoẻ lên, có khả năng làm cho người đó khỏi bệnh…

Theo học thuyết kinh lạc từ thời xa xưa thì trên cơ thể từ đỉnh đầu tới gót chân, cứ 5 thốn thì có một huyệt lớn ( Thốn là chỉ số đo của người xưa mà tuỳ theo cơ thể mỗi người lại có khoảng độ khác nhau ) 5 phân lại có một huyệt nhỏ, được định ra trên 12 đường kinh chính [ các kinh chính đó là kinh phế ( phổi ), kinh đại trường ( ruột già ) , kinh vị ( dạ dày ), kinh tỳ ( lá lách ) kinh tâm ( tim ), kinh tiểu trường ( ruột non ), kinh bàng quang ( chỗ chứa nước tiểu ), Kinh thận ( quả thận ), kinh tâm bào ( màng ngoài tim ), kinh tam tiêu, Kinh đảm ( mật ), kinh can ( gan ) ] . Với 12 kinh mạch trên người ta còn xếp với 14 kinh khác nữa, trong đó có 2 mạch Nhâm ( đi dọc giữa thân trước của cơ thể chúng ta ), mạch Đốc ( đi dọc giữa thân sau lưng chúng ta ). Trong võ thuật người ta đã lấy ra 36 huyệt trí mạng trong 365 huyệt vị trên các đường kinh kể trên để công kích.

Vậy tại sao điểm huyệt lại có thể làm cho người ta choáng ngất, thương tật thậm chí tử vong ? Là vì các đường kinh lạc đó là đường thông của khí huyết vận hành, vật chất dinh dưỡng thông qua kinh lạc này mà thâu đạt toàn thân, duy trì công năng của cơ thể.

Trong võ thuật đã thông qua cơ sở này mà dùng các phần trên cơ thể như các đầu ngón tay, nắm đấm, khuỷu tay, mũi bàn chân,…để tấn công vào các huyệt vị của đối thủ ( ví dụ như mạch Đốc) và nó đã tác động vào kinh lạc, kinh lạc từ đó không thông đi được làm cho khí trệ , khí trệ thì huyết ( máu ) trệ, huyết trệ tức là một đoạn nào đó của tĩnh mạch hoặc động mạch bị ngưng, không đi nuôi cơ thể được ở phần nào trên cơ thể thì phần đó sẽ bị tê như gỗ, ( ví dụ đơn giản như ta ngồi khoanh chân, hay ngồi thế hoa sen không quen, lúc đó đường máu đã bị chặn lại, máu không lưu thông được từ gối tới các đầu ngón chân, kết quả là ta bị tê chân. Ta phải chờ một lúc, khi máu được thông thì chân ta hết tê và đi lại được bình thường, hoặc nếu ai biết điểm huyệt thì sau khi điểm huyệt chân được thông máu một cách nhanh chóng , có thể đi lại được bình thường ) hoặc có trường hợp có cảm giác như điện giật, không cử động được, có khi hôn mê…

Ngoài cách nói trên còn có cách điểm huyệt khác, đó là theo giờ. Người ta đã lấy phép của học thuyết TÝ NGỌ LƯU TRÚ làm chủ để thực hiện các kỹ thuật điểm huyệt. Các gân, xương , khớp của cơ thể con người đều ở tại vị trí nhất định, và các đường kinh lạc cũng thuộc các vị trí chỗ đó. Vậy đường khí huyết lưu hành trên cơ thể đều phải đi đến một vị trí nào đó trong một thời gian nhất định.

Sự tuần hoàn của huyết dịch bắt nguồn từ tạng tim, vào giờ tý. Kinh âm , Kinh dương liên tiếp nối nhau , các tạng phủ tuần hoàn chạy vòng tròn không nghỉ để điều tiết, dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Các huyệt vị trên cơ thể tuỳ thuộc vào tuần hoàn của khí huyết, và các huyệt đó sẽ hoặc mở hoặc đóng. Ví dụ như giờ thìn ( từ 7h đến 9h ) khí huyết của cơ thể đi ở kinh vị ( dạ dày ) và có huyệt Nhũ trung, Nhân nghinh được mở ra, tại giờ đó huyệt vị của 11 kinh kia đóng lại. Nếu giờ đó mà điểm huyệt tức là mình đóng lại, lập tức khí huyết bị tắc trệ, không lưu hành được tiếp, thân người bị tê cứng, không cử động được.

Khi bị điểm trúng huyệt thì cần phải có Thầy võ thuật hoặc Thầy khí công điểm huyệt để chữa hoặc chữa theo đông y, dùng thảo dược để chữa trị, điều hoà khí huyết, sơ thông kinh lạc bị ngừng trệ để trở lại như người bình thường.

Để có được kỹ thuật điểm huyệt thì người ta cần phải có thời gian tập luyện: thứ nhất cần luyện nội công, thứ hai luyện ngoại công . Khi luyện nội công nhất thiết cần phải có được nội khí đầy đủ . Ngoại công cần luyện chỉ lực ( tức là sức của ngón tay ), với các bài tập như bạt thạch trang ( nhổ cọc đá ), Pháp sáp sa công ( xỉa mũi bàn tay vào cát )…Các yếu lý của công pháp đó là Quyền thiền hợp nhất, ngoài luyện gân , cơ bắp, trong thì luyện nhất khẩu khí. Làm đựơc như vậy là thành công lớn rồi.

Trên đây là bài giải thích về nguyên lý căn bản của phép điểm huyệt để chúng ta cũng hiểu và tham khảo , nghiên cứu những khả năng có được của con người. Chúng ta cần học hơn về kỹ thuật cứu người trong kỹ thuật tác động vào huyệt đạo để cho người thân khỏi mệt, ốm đau v.v…

Thầy chúc con hiểu được nhiều vấn đề trong cuộc sống !

Hà Nội, 17.03.2009

Thân ái

Võ sư: Nguyễn Thành Chung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Thông báo

Thông tin các võ đường

HỌC - TẬP - VÕ ĐƯỜNG MỸ ĐÌNH (27/05/2013)   Liên tục chiêu sinh VÕ THUẬT + YOGA Liên tục chiêu sinh:    lớp võ thuật  căn bản - nâng cao  + YOGA Các nhóm tuổi từ 5 đến 15 tuổi - từ 15 đến 30 tuổi - từ 30 đến 50 tuổi - trên 50 tuổi ...

Liên lạc

Liên lạc với môn phái

Trưởng Môn phái Lạc Việt Võ Đạo: Nguyễn Thành Chung Phó Giám đốc: Trung tâm UNESCO Phát Triển Văn Hóa & Thể Thaowebsite: lacvietvodao.vnEmail: lacvietvodaontc.@gmail.com           lacvietvodaontc@yahoo.com.vnĐT    :...

Võ sư Nguyễn Thành Chung, Trưởng môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO trao hoa cho hai Thầy đại diện cho Học Viện Cảnh Sát  - Học Viện An Ninh
Quang cao giua trang