14:06 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Ảnh đẹp

Chứng nhận môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO đã có công đóng góp vào sự phát triển của UNESCO Việt nam
Trưởng môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở Lạc Việt Võ Đạo

Rèn luyện sức khỏe, bản lĩnh,ý chí

Trang bị kĩ năng phòng vệ chiến đấu

Học nội công

Có nhiều bài binh khí

Tất cả các ý kiến trên

Ý kiến khác

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 3072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 68705

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7961503

Trang nhất » Tin Tức » Giới thiệu môn phái

Lịch sử hình thành môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO

Thứ hai - 17/07/2017 11:17
Lịch sử hình thành môn phái  LẠC VIỆT VÕ ĐẠO

Lịch sử hình thành môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO

Môn phái Lạc Việt Võ Đạo (LVVĐ) ra đời vào ngày 20.11.2010, do võ sư Nguyễn Thành Chung sáng lập. LVVĐ là một môn võ tổng hợp các kỹ thuật tự vệ và tuyệt kỹ về võ thuật của dân tộc Việt. Võ sư Nguyễn Thành Chung đã học hỏi từ nhiều bậc thầy võ thuật trong nước, thu thập các bài võ chân truyền qua nhiều thế hệ.
Trong quá trình luyện tập và học hỏi, Võ sư đã hun đúc ước mơ giữ lại những nét đẹp truyền thống trong võ thuật của người Việt Nam để các thế hệ mai sau có dịp tham khảo, học hỏi và viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.
 
     Võ thuật là một môn nghệ thuật chiến đấu, yêu võ thuật và tập luyện võ thuật là đam mê và sở thích của Võ sư Nguyễn Thành Chung.
        Năm 1977 Võ sư đã theo anh của mình tập võ , ngày đó võ thuật không được phát triển, chỉ là theo nhóm, với các bài tập theo sách cổ mà các người anh tập theo.
        Năm thập niên 80 Võ sư đã theo tập của cụ Nguyễn Văn Thơ. Môn Phái Thiếu Lâm Sơn Đông Bắc Phái.
 Trong những thời gian này, phong trào tập võ thuật tại thành phố Hà Nội được phát triển mạnh mẽ. Nhiều Võ sư ẩn danh đã được hoạt động công khai, trăm hoa đua nở. Nhiều võ sư cao niên tập luyện từ thời Pháp đô hộ đã tham gia tập và giảng dạy nhiều nơi trên khắp cả nước.
Và ngày đó VS đã theo tập môn Thái Cực Quyền do Bà Nguyễn Thị Phương Anh là người có nhiều năm bị bệnh mãn tính và hiểm nghèo. Bệnh sơ gan , đau dạ dày mạn tính, nhịp tim không đều… Với tập luyện chăm và đều, Bà đã khỏi bệnh và sức khỏe trở lại bình thường. Hiệu quả đó đã làm cho Võ sư theo tập ông Hoàng Thái - một chuyên gia về Thái Cực Quyền, chuyên môn sâu thôi thủ và khí công Thái Cực, Với công phu uyên thâm đó Võ sư đã được Ông Hoàng Thái chỉ dạy. Chuyên môn sâu và bài tập luyện hiệu quả, cho tới nay võ sư vẫn duy trì thường xuyên và truyền dạy cho nhiều người hâm mộ Thái Cực Quyền. Cũng trong khoảng thời gian thập niên 80 đó Võ sư đã thụ giáo các môn phái: Bát Quái Chưởng do Sư phụ Phạm Tiến Tân. Đường quyền, lối đánh , bước bộ độc đáo. Mỗi một bước di chuyển của tấn pháp là làm cho đối thủ phải cuốn theo mình, sau đó mình ra đòn. Môn: Thiếu Lâm Bắc Phái do Sư Phụ Nguyễn Thế Xương truyền dạy. Không mềm mại như Bát Quái Chưởng, nhưng TLBP đã cho các bộ tấn mạch lạc, luôn thay đổi các thế đánh trong một thức quyền. Lối đánh khỏe mạnh, dũng mãnh … tôn vinh vẻ đẹp của võ thuật được ẩn chứa trong người luyện võ. Môn võ thuật Dân Tộc của người Nùng thuộc Tỉnh Lạng Sơn. Với các nét và thần sắc của Võ Dân Tộc lúc thu mình, dò xét đối phương, với cách đánh “ lấy yếu đánh mạnh “ lúc nhảy sang trái, khi sang phải rồi bất ngờ tấn công đối phương. Kỹ thuật của tay hay chân chủ yếu là tay Hầu + Hổ + Miêu.
       Thập niên 90 võ sư tham gia võ thuật Liên Đoàn Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam với tư cách của Đoàn TP Hà Nội. Võ sư cũng không quên là tiếp xúc và học hỏi các vị Võ sư cao niên của các Tỉnh phía Nam của Tổ Quốc. Thầy Phạm Đình Trọng đơn vị Lâm Đồng. Người có thâm niên và dạn dày võ thuật trên nhiều sự kiện của các thời kỳ… Mỗi lần Hội nghị chuyên môn võ thuật Toàn Quốc là võ sư NTC không quên gặp để học hỏi. Thầy Mai Văn Phát, Thầy Kim Kê, Thầy Ngô Bông đơn vị Tỉnh Quảng Ngãi… Mỗi môn phái đều có sở trường sở đoản, phong phú từ kỹ thuật của tay quyền, thế cước hay tới Binh khí, đều được các Thầy thể hiện biến hóa khôn lường.
Cho tới nay, Võ sư vẫn hằng ngày luyện tập và học hỏi của nhiều bạn bè của các dòng phái khác rồi tổng hợp lại cho phong phú vốn võ Cổ Truyền việt nam.        
        Năm 2005 Võ sư  đã được lời mời của Trung tâm giáo dục Quốc tế ILO ( đặt tại Thành phố Torino, Italia ) Võ sư dự hội thảo và  giới thiệu võ cổ truyền Việt Nam cho những người hâm mộ võ thuật, và được đánh giá cao từ phía Bạn. Nhiều võ sư  Italia theo tập và Võ sư NTC  cũng đã tập , tiếp thu đươc những kỹ thuật đặc thù của trường phái Châu Âu.
 Dịp đó võ sư NTC đã được cấp bằng Võ sư quốc tế và là võ sư đại diện của Việt Nam tham gia. Hiệp Hội võ thuật chiến binh quốc tế có trụ sở tại thành Phố Torino, Italia.

 
 
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
 
 - Qua nhiều năm tập luyện và rồi để đáp ứng sự yêu thích võ thuật của thế hệ sau, Võ sư NTC đã bắt đầu truyền dạy võ thuật từ năm 1987. Tính tới thời điểm 6.2017 có 64 võ đường. Với 4.000 võ sinh đang tham gia tập luyện.
 Tính đến tháng 4.2017 Môn phái đã tổ chức 130 kỳ thi lên đai cho các bậc cơ bản cho tới đẳng cấp cao theo giáo trình huấn luyện riêng của môn phái.
 -  Năm 1998 để đánh giá đẳng cấp của mình với Liên Đoàn võ thuật cổ truyền VIệt Nam, Võ sư NTC đã tham gia dự thi võ sư của võ cổ truyền Việt nam.
 -  Ngày 25 tháng 12 năm 1998 Võ sư NTC đã được cấp bằng võ sư, uỷ viên Ban chấp hành hội võ thuật Hà Nội, nguyên Giám Đốc Sở thể dục thể thao Hoàng Vĩnh Giang ký.
 - Năm 2009 Võ sư NTC là Phó Giám Đốc Trung Tâm UNESCO Phát Triển Văn Hóa và Thể Thao. Môn phái Lạc Việt Võ Đạo được UNESCO bảo trợ và bảo tồn văn hóa võ Việt, cần được lưu trữ tới thế hệ mai sau.
  Kể từ đó trước những năm 80, trải qua hơn 30 năm thu nhặt những bài quyền, cước, và tinh hoa trong việc luyện tập võ thuật của người Việt, Võ sư NTC đã có một kho tàng những nét văn hóa võ học mà mong muốn được duy trì và phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới, mong muốn giữ được bản sắc dân tộc càng cần thiết hơn bao giờ hết. Cả thầy và trò yêu thích những nét võ cổ truyền đã đồng tâm hợp lực nhất trí tổ chức Lễ Khai Danh môn phái, với tên gọi “LẠC VIỆT VÕ ĐẠO”.
 
Sự phát triển LẠC VIỆT VÕ ĐẠO ở Việt Nam:
 
  Môn võ cổ truyền dân tộc, LẠC VIỆT VÕ ĐẠO. Một trong những môn phái trong hệ thống võ cổ truyền dân tộc Việt Nam. Với xuất xứ từ nền võ thuật có tiếng của Việt Nam, kết hợp có chọn lọc những tinh hoa võ học của nhiều quốc gia Đông nam Á và Châu Á, LVVĐ sẽ góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung nền võ thuật đất Việt. Được tiếp tục phát huy sở trường đạt được nhiều tầm cao mới với phương pháp truyền dạy uy tín kết hợp truyền thống với hiện đại.
  Hiện nay, phong trào võ thuật cổ truyền phát triển mạnh và khá phổ biến ở các tỉnh và thành phố với nhiều môn phái khác nhau, có thể nói là trăm hoa đua nở. Mặc dù vậy LVVĐ vẫn khẳng định được vị trí của mình thông qua các CLB, các sân tập lớn nhỏ. Hà Nội và một số tỉnh miền bắc như:  Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Châu âu như Thành phố Torino-Italia, Cộng hoà Pháp, Vương Quốc Bỉ, trong đó Hà Nội là địa bàn phát triển mạnh nhất với các điểm lớn:
     Nhà văn hoá quận Đống Đa   
HLV. Nguyễn Đức Thiện
 
2 Nhà văn hoá quận Cầu Giấy HLV. Hoàng Văn Thiên
3 Học viện An Ninh Nhân dân HLV Lê Ngọc Linh
4 Học viện Cảnh sát Nhân dân HLV. Nguyễn Viết Toản
5 Nhà văn hoá Hai Bà Trưng Trưởng võ đường. Nguyền Văn Hoà
6 Cung văn hoá Hữu nghị HLV.Phạm Vinh Thành
7 Trường ĐH Giao thông vận tải. HLV.Lê Văn Cường
8 Đại học Lao Động Xã hội Trưởng võ đường. Trần Mạnh Dũng
9 Nhà thi đấu huyện Đan Phượng Trưởng võ đường.Phan Văn Đức
10 Trung tâm thể thao huyện Hoài Đức Trưởng võ đường.Phan Van Duc
11 Nhà văn hóa Từ Liêm HLV.Nguyễn Minh Thuận
12 Võ đường Phả Lại - Hải Dương Phạm Văn Sang
13 Võ đường Khoái châu - Hưng Yên Trưởng võ đường Nguyễn Như Toán
14 Võ đường Tương Mai HLV.Nguyễn Viết Toản
15 Nhà thi đấu Hai Bà Trưng Trưởng võ đường: Đỗ Quang Hưng
16 Võ đường Hồng Hà, Đan Phượng - Hà Tây Trưởng võ đường: Phạm Văn Chiến
17 Võ Đường Mai Dịch Thầy Trưởng Môn Phái: Nguyễn Thành Chung
18 Trường Đại Học Quốc Gia HLV: Trần Mậu Ngọ
19 Trung Tâm thể Thao Từ Liêm HLV: Trần Mậu Ngọ
20 Nhà Văn Hoá Thể Thao P. Yên Hoà HLV: Hoàng Văn Thiên
21 Trung Tâm Thể Thao Quận Thanh Xuân HLV: Lê Ngọc Linh
22 Trương Phố Thông Cơ Sở Hoàng Diệu HLV: Lê Ngọc Linh
23 Khu Liên Hợp TT Quốc Gia  Chưởng môn: Nguyễn Thành Chung        
24   Võ đường Trương Định    HLV: Nguyễn Văn Hoà
  Hiện nay Môn phái đang mở rộng và phát triển ra nhiều Tỉnh , Thành khác Như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Ngoài ra còn các sân tập nhỏ rải rác ở nội thành và các huyện ngoại thành. Các võ đường ở Hà Nội liên tục tuyển sinh và tổ chức tập luyện thi đấu đều đặn. Hàng tháng, mỗi võ đường lại lần lượt đăng cai tổ chức thi đấu giao hữu, thi biểu diễn nội công, bài quyền đẹp...với mục đính nhằm nâng cao tinh thần tập luyện, giúp nhau cùng tiến, học hỏi phương pháp hay của các chủ võ đường. Để phân chia năng lực học viên, mỗi năm môn phái tổ chức thi lên đai 4 lần, thông thường khoảng 50% môn sinh đạt loại giỏi, 30% loại khá và 20% đạt loại trung bình. 100% môn sinh dự thi đạt yêu cầu, rất nhiều người hoàn thành bài thi xuất sắc, được võ sư Chưởng Môn phái phong thủ khoa và trao đai trực tiếp. Chương trình tập luyện của LVVĐ rất phong phú , bao gồm:
1. Chương trình dành cho các em nhỏ (tiểu võ sĩ).
2. Chương trình tập luyện căn bản và nâng cao của võ phái.
3. Chương trình chuyên tự vệ chiến đấu cho các võ sĩ đánh đài.
4. Chương trình huấn luyện cho lực lượng vũ trang nhân dân.
5. Chương trình huấn luyện cho một số cơ quan có nhu cầu bảo vệ nhà máy, xí nghiệp mang tính chất nghiệp vụ (Thời lượng: 24 buổi trong 3 tháng).
6. Các bài luyện tập chữa bệnh.
7. Các chương trình nghiên cứu với báo , đài truyền hình hằng năm.
 
Ngoài hơn 50 bài quyền tay không cơ bản, các bài tập mô phỏng cách đánh của muông thú, các bài binh khí như: thương, đao, côn, kiếm...Môn phái còn có các bài quyền, các bài đối luyện ở trình độ cao và phuơng pháp tập luyện khí công đặc sắc. Đối với những người mới nhập môn có các bài tập riêng luyện tay, chân, phản xạ,...Sau 3 tháng tập luyện sẽ đạt được trình độ và bản lĩnh nhất định. Người có thể chất, thể trạng sức khoẻ khác nhau đều có thể tuỳ sức mà tập luyện. Yêu cầu công việc, nghề nghiệp khác nhau thì có chế độ tập luyện tương ứng thích hợp để việc học được hữu dụng với hoàn cảnh sống và hoạt động thực tế của mỗi người. So với các môn phái khác, LVVĐ rất thực dụng, đòn đánh ngắn, chắc chắn, mục tiêu đánh hầu như chỉ vào yếu điểm của đối phương, đòn vừa ra là đã thu về nhanh như chớp, không sơ hở để kẻ định có thể lợi dụng tấn công vào. Giữa động tác với động tác đã hỗ trợ nhau hết sức linh hoạt. Hệ thống bài bản tập luyện của môn phái mang tính khoa học cao, có tác dụng ưu việt không chỉ nâng cao sức khoẻ mà còn tác động tích cực vào tâm lý người tập. Những người tập luyện lâu năm đều có chung cảm nhận: Khi "Nghệ" đã thấm được vào mình, tự nhiên cảm thấy tâm tính thay đổi hẳn, điềm đạm hơn, nhu hòa hơn, mất dần khí huyết nóng nảy, bộp chộp, duy trì được tính kiên nhẫn và khả năng chịu đựng cao, tạo lập được phong cách khoan thai, đĩnh đạc, trầm tĩnh nhưng nếu gặp sự thì linh hoạt được ngay tức thì. ấy là "Người luyện võ, võ luyện người". Nếu kiên trì khổ luyện lâu năm không những người tập LVVĐ có được võ nghệ cao cường mà còn rèn luyện được cho mình chữ "Nhẫn". Cổ nhân nói: Ai rèn được chữ nhẫn là đã có được chữ nhẫn trong mình vậy.
  Xu hướng phát triển của môn phái
Trong những năm gần đây môn phái đã được xây dựng và phát triển ở Hà Nội cũng như trên phạm vi toàn quốc nhằm đưa phong trào võ thuật dân tộc lên đỉnh cao. Các đệ tử chân truyền - phải có trách nhiệm phát huy truyền thống môn phái, mở rộng và phát huy những gì mà lớp người đi trước chưa thực hiện được. Các võ sư đang trực tiếp truyền đạt đều hết mình phát huy khả năng sáng tạo và tư duy võ thuật nhằm mang đến cho các môn sinh phương pháp tập luyện phổ biến, đạt hiệu quả cao. Việc truyền dạy võ thuật cho các bạn Quốc Tế cũng là mục tiêu của Môn phái, nhằm giới thiệu cho các bạn văn  hóa và truyền thống của con người Việt Nam.
  Các võ sư, Đạo sỹ  xưa kia dụng câu: "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa", chỉ chọn người đức tài mà truyền nghệ do đó việc truyền bá được chuyên sâu hơn nhưng kém phổ biến. Nay với mục đích rèn luyện sức khoẻ là chính nên lượng môn sinh theo học ngày càng đông với đủ các thành phần xã hội. Người cao tuổi tập những bài theo xu hướng dưỡng sinh, thanh thiếu niên và nhi đồng rèn luyện để phát triển thể chất, những người trong độ tuổi lao động ở mọi ngành nghề đều tham gia tập luyện để duy trì nâng cao sức khoẻ phục vụ lao động, học tập. Ngoài ra còn có những người theo học với mục đích nâng cao nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự trị an. Thời gian gần đây số lượng nữ theo học ngày càng tăng với nhu cầu tập luyện mang tính tự vệ nhiều hơn, LV VĐ đã có ý định thành lập "Hiệp hội võ nữ riêng" trong môn phái và mong muốn có sự hoan nghênh ủng hộ của liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam cũng như Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên đây là vấn đề lớn có ý nghĩa quốc gia cần phải có thời gian cũng như cơ sở vật chất và nhất là môn phái phải hội đủ khả năng, năng lực để lập ra chương trình hoạt động có hiệu quả cao, có tổ chức quản lý hành chính chặt chẽ. Vì vậy đây vẫn còn là một hứa hẹn trong tương lai gần.

Hiện nay người trực tiếp quản lý hoạt động của LVVĐ tại Hà Nội là võ sư Nguyễn Thành Chung, một trong những người tâm huyết với sự phát triển võ thuật Việt Nam. Hiện võ sư Nguyễn Thành Chung đang công tác tại Trung Tâm UNESCO Phát Triển Văn Hóa và Thể Thao Việt Nam. Võ sư Nguyễn Thành Chung là người rất có ý thức, trách nhiệm trong việc mở mang môn phái nhằm kế tục sự nghiệp cao quý của văn hoá võ thuật ,gìn giữ cho hậu thế những tinh hoa của võ học. Phong trào phát triển LVVĐ ở Hà Nội hiện có hàng ngàn võ sinh đang theo học môn phái, điều này đặt ra cho những người quản lý một vai trò quan trọng là phải đảm bảo môi trường tập luyện trong sạch, tránh được các tệ nạn tràn lan ngoài xã hội để gìn giữ truyền thống võ đức của môn phái. Hàng năm vào dịp hè các CLB đều tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể cho các hội viên (Dã ngoại, tham quan, nghỉ mát,...) nhằm phát huy tinh thần đoàn kết giữa các môn sinh. Một điều rất đáng chân trọng là các môn sinh của LVVĐ ngày nay vẫn duy trì nếp xưa: Gọi thầy là sư phụ, gọi đồng môn là sư huynh, sư đệ. Các đồng môn tập luyện trong cùng một võ đường đều kết tình giao hảo, rất sâu sắc, bền chặt, gặp nhau ở niềm đam mê võ thuật mà trở thành bạn bè chí cốt, tri âm tri kỷ. Đây là đặc điểm rất riêng biệt xuất phát từ truyền thống của võ phái " Đồng môn là thân hữu".

 Việc chọn lựa ngày khai sinh môn phái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thầy và trò của môn phái này. Ngày 20 tháng 11, theo truyền thống của dân tộc, là ngày dành cho các nhà giáo, hướng về cội nguồn, kính trọng và biết ơn các thế hệ thầy cô đi trước đã dìu dắt và truyền dạy không chỉ kiến thức mà còn đạo đức làm người nói chung và đối với môn phái nói riêng. Lạc Việt Võ Đạo có được như ngày hôm nay là nhờ công lớn của các bậc tiền bối đã gây dựng. Võ sư Nguyễn Thành Chung và các đệ tự chỉ là những người đặt tiếp viên gạch tạo dấu mốc cho môn phái trên con đường phát triển lâu dài của mình.
 Tầm nhìn vươn tới trong tương lai của môn phái là: Lạc Việt Võ Đạo là một môn phái nổi tiếng được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới về kỹ thuật võ cổ truyền tinh hoa, phát triển bền vững với những đóng góp về mặt xã hội có ích cho phát triển cộng đồng.
 
Nhiệm vụ cụ thể:
-         Duy trì và mở rộng việc giảng dạy võ thuật tới đông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài nước, nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển thể dục thể thao, và nâng cao khả năng tự vệ khi cần thiết.
-         Xây dựng thành một tổ chức xã hội phát triển bền vững, đóng góp vào việc giữ gìn bản sắc dân tộc và văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt, đồng thời đóng góp về mặt xã hội cho việc phát triển cộng đồng của những đối tượng có chung sở thích là yêu mến võ thuật.
 
Phương châm hoạt động võ thuật của Lạc Việt Võ Đạo là: “Uống nước nhớ nguồn” và “Tôn sư trọng đạo”
 
Phong trào tập luyện LVVĐ hiện nay
Hiện nay, có hơn 6 000 võ sinh theo tập môn Lạc Việt Võ Đạo. 
 
Nghi thức môn phái :
Chào là nét truyền thống thể hiện nền nếp, phẩm chất đạo đức mà người võ sinh môn phái LV VĐ cần phải giữ.
  • Chào thày, chào vị huynh trưởng trước và sau buổi tập.
  • Chào khi vào và ra khỏi phòng tập hoặc sân tập, chào khi thi đấu hoặc biểu diễn kỹ thuật. Lúc chào mắt nhìn thẳng người đối diện, đầu hơi cúi rồi nhìn xuống. Tất cả cần toát lên sự tôn trọng, yêu thương và học tập lẫn nhau.
* Trên võ đường.
Chào cuối buổi, Các môn sinh cũ hay mới đều đứng cùng hàng với võ sinh của võ đường và chào Trưởng võ đường.
Hằng năm Môn phái tổ chức thi lên đai vào cuối tháng 3 và tháng 8 hằng năm. Các võ đường ở xa khu vực Hà Nội đều được Môn phái tổ chức hội đồng thi mới nhằm đáp ứng được đánh giá tập luyện của Môn sinh, Tạo cho môn sinh có cơ hội thăng tiến đồng thời cũng là đánh giá sự phát triển của võ đường.
Trang phục
-          Mầu sắc của võ phục LVVĐ = mầu bóoc đô ( Nâu đỏ )
-          Ý nghĩa của việc mang đai: 
          Thứ nhất: để võ sinh biết rằng mình đang ở cấp độ nào của môn phái.
          Thứ hai: để giữ cho võ phục khỏi xô lệch.
          Thứ ba: để giữ tạng phủ ổn định trong thời gian tập luyện.
 
 Màu sắc đai được thay đổi,  thể hiện võ sinh đã trải qua những quá trình tập luyện. Có 5 màu đai: Hệ thống đai được sắp xếp theo ngũ hành tương sinh ( triết học phương đông )
  - Đai đen (màu đen ) tượng trưng cho hành Thuỷ, Thuỷ sinh ra hành Mộc ( mầu xanh ) Mộc sinh hoả ( mầu đỏ ) Hoả sinh thổ ( mầu vàng ) Thổ sinh Kim ( mầu trắng ).
1.      Đai Đen: Mầu đen thể hiện cho hành thủy .Võ sinh cần tập luyện từ 3 đến 6 tháng và phải thi trước hội đồng giám khảo.
2.      Đai xanh: Mầu xanh thể hiện cho hành mộc. Đai xanh có 4 đẳng,  12 tháng tổ chức thi một đẳng.
3.      Đai đỏ:     Mầu đỏ thể hiện cho hành hỏa . Đai đỏ có 4 đẳng, 12 tháng tổ chức thi một đẳng.
4.      Đai vàng: Mầu vàng thể hiện cho hành thổ. Đai vàng có 4 đẳng, 12 tháng tổ chức thi một đẳng.
5.      Đai trắng: Mầu trắng thể hiện cho hành kim.
 Võ thuật là một môn học nghệ thuật chiến đấu, là một phương pháp rèn luyện sức khoẻ và bản lĩnh có thể tự vệ trong những tình huống hiểm nghèo. Học võ là để cho người luyện võ có đạo đức, phẩm chất và phong cách sống, lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, tâm hồn trong sáng, cao thượng, tính hào hiệp, trầm tĩnh, dũng cảm, khiêm tốn, tự trọng, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, ý chí vượt khó, nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc dân tộc.
VÕ ĐẠO

LVVĐ một môn phái được lưu truyền cho các thế hệ mai sau?  Đó chính là nhờ đạo học võ của LẠC VIỆT VÕ ĐẠO:

1. LVVĐ thấm nhuần học thuyết âm dương

LVVĐ cũng như bất kỳ một môn phái võ thuật nào để được chấp nhận, được tôn trọng và lưu hành trong giới võ lâm hẳn hội tụ được tinh hoa võ học, khi có ưu thế riêng, đường giao lối đấu độc đáo, công năng quyền biến siêu việt, mà nhất là phi chứa trong mình một cái thuật làm cho thân thể khoẻ mạnh và trường thọ.
Bất kể loại quyền thuật nào cũng nhấn mạnh việc làm khoẻ thân mình là ý nghĩa trọng yếu thứ nhất, đó là phi duy trì được sự cân bằng âm-dương trong cơ thể: "Trong luyện: Tinh-Thần-Khí, ngoài luyện: Thân-Pháp-Bộ" hay: " Trong luyện: hơi thở, ngoài luyện: Gân-Xương-Da". Như thế Âm bằng, Dương mật, tinh thần ổn định, chân khí theo về. LVVĐ đã tôn cái mục đính thiết thực ấy lên hàng đầu mà dung dưỡng lấy "Thần" và "Khí", bởi "Nhân thần" và "Sinh khí" là cốt lõi của sự sống: "Thần vi bản, khí vi căn. Tuyệt căn can bản, tuyệt bản hư căn". (Thần là thân ngọn, khí là gốc rễ, chết rễ khô cây, chết cây mục rễ). LVVĐ đã vận cái lẽ hiển nhiên đơn giản mà vô cùng sâu sắc ấy trong các phép tinh luyện của môn phái để trở thành một phương pháp khoa học trong rèn luyện thân thể. Khoa học ở chỗ không được đi trật đường ray của quy luật: Thiên-Nhân-Địa, là tạo được sự thống nhất, sự hoà hợp giữa các yếu tố ấy.
Sợi chỉ đỏ trong luyện pháp công của LV VĐ là đạt đến "Âm-bình, Dương-mật". LV VĐ đã truyển hoá được cái tinh thần dịch học huyền vi này vào trong từng đường quyền thế cước làm cho lẽ Âm-Dương được thấu suốt, được thấm nhuần trong các chiêu thức môn phái. LV VĐ đã trở thành một trong cái thuật rèn luyện thân thể thấm đẫm ý vị triết học đông phương thần bí, bởi nó tuân theo quy luật biến hoá khôn lường của thuyến học Âm-Dương, đạt được võ nghệ ở diệu kỳ thú như sự vận động không ngừng của tạo hoá muôn sắc diện vậy.  Các mâu thuẫn đối lập đó đều hình thành từ nguyên tắc cơ bản căn cứ vào Âm-Dương. Phép biện chứng triết học cổ đại phương Đông đối với võ thuật LV VĐ quả kỳ đắc dụng và thiết thực.
        Cái thuật làm cho khoẻ và sống lâu đơn giản chỉ là phép luyện thành công sao cho Âm-Dương giao hoà trong cơ thể. Sự cân bằng Âm-Dương ấy chính là hạt nhân hợp lý làm nên công dụng thần kỳ của võ thuật .

2. "Đức cao hơn nghề" là phương châm tồn tại LV VĐ

          Võ đức (Đạo đức võ) là tinh thần của võ thuật, tôn cao võ đức là truyền thống nền tảng của LV VĐ.
         Ngày nay trong sự phát triển nhiều mặt của đất nước cũng như hội nhập nhiều nền văn minh trên thế giới. Võ thuật cũng là một trong số những văn hoá cần được tồn tại và phát triển. Mỗi một môn phái nói riêng cũng như Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam nói chung đều có những nguyên tắc hay quy định chung để phù hợp với cuộc sồng hiện tại. 
           Là một môn phái trong Làng võ Việt Nam, truyền thống võ LẠC VIỆT, LẠC VIỆT VÕ ĐẠO đã tiếp thu, nâng niu, chau chuốt những luật đạo mẫu mực ấy mà truyền cho lớp môn sinh đời sau. Ngày nay, các Môn sinh của LẠC VIỆT VÕ ĐẠO đã trên tinh thần đó đã nêu ra  mà nêu ra tám điều răn dạy môn sinh với những nghiêm cấm cụ thể:
1.      Không phản thầy, phế đạo
2.      Không dụng võ để đánh người.
3.      Không kiêu khi thắng, nản khi bại.
4.      Không làm điều ác, không ham sắc dục.
5.      Không ham mê cờ bạc.
6.      Không uống rượu, hút thuốc trước, trong và ngay sau buổi tập.
7.      Không nghiện hút, tiêm chính ma tuý.
8.      Chấp hành luật pháp nơi mình sinh sống.
             Võ thuật Việt Nam rèn luyện cho người ta  về võ thuật lẫn võ đức, con người được phát triển toàn diện, khoẻ về thể xác, đẹp về tâm hồn. ấy là căn nguyên tạo nên sự tồn tại và phát triển sâu gốc, bền rễ của môn phái qua hàng thế kỷ nay...
Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Thông báo

Giới thiệu môn phái

Các khối võ đường   Sơ đồ Các võ đường đang hoạt động  

Liên lạc

Liên lạc với môn phái

Trưởng Môn phái Lạc Việt Võ Đạo: Nguyễn Thành Chung Phó Giám đốc: Trung tâm UNESCO Phát Triển Văn Hóa & Thể Thaowebsite: lacvietvodao.vnEmail: lacvietvodaontc.@gmail.com           lacvietvodaontc@yahoo.com.vnĐT    :...

Võ sư Nguyễn Thành Chung, Trưởng môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO trao hoa cho hai Thầy đại diện cho Học Viện Cảnh Sát  - Học Viện An Ninh
Quang cao giua trang