15:21 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Ảnh đẹp

Chứng nhận môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO đã có công đóng góp vào sự phát triển của UNESCO Việt nam
Trưởng môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở Lạc Việt Võ Đạo

Rèn luyện sức khỏe, bản lĩnh,ý chí

Trang bị kĩ năng phòng vệ chiến đấu

Học nội công

Có nhiều bài binh khí

Tất cả các ý kiến trên

Ý kiến khác

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 3


Hôm nayHôm nay : 3072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 68836

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7961634

Trang nhất » Tin Tức » Võ đạo

NHẪN

Chủ nhật - 08/09/2013 22:21
NHẪN

NHẪN

Nhẫn là gì ? Nhẫn là một hành động nín nhịn , tức là trong hoàn cảnh trái nghịch , có những điều không xứng ý xúc phạm đến danh dự và bản thân làm cho ta tức giận , nếu có trí tuệ ,, ta đè nén tức giận đó xuống , không cho nó phát khởi ra lời nói , hành động và biểu hiện sự giận giữ trên nét mặt . Đó gọi là nhẫn . Mục đích của việc nhẫn là làm tiêu tan đi những giận dữ mà phát khởi tính bình tĩnh đúng mực . Trong bài nhẫn này , chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 phần ;
1 - Bất NHẪN và tác hại của bất NHẪN .
Bất nhẫn là không có sự nín nhịn , tức là mặc cho lòng tức giận , hung hăng phát triển một cách tự do , từ to tiếng --- cãi nhau ---- chửi nhau --- đánh nhau --- trả thù nhau …. nó sẽ cứ luẩn quẩn trong cái vòng đó mãi .
  1. Đối với tự thân bất nhẫn có tác hại gì ?
          Con người ta đang đẹp trai , xinh gái , đẹp lão , khôi ngô tuấn tú như thế , khi tức cơn tức giận bùng lên, nó làm cho mặt mày nhăn nhó , xấu xa và sát khí bốc ra làm cho mọi người xung quanh phải xa lánh , cả đến chó mèo cũng phải chạy trốn , nếu không chúng rất dễ bị đòn oan ! Đây cũng chính là tác nhân quan trọng làm cho những nếp nhăn trên mặt chóng được hình thành , dần dần làm mất đi vẻ đẹp duyên dáng , và tạo nên sự ủ rũ xấu xa . Đồng thời nó làm cho tâm hồn bị trống vắng . Vì bất nhẫn nghĩa là chúng đã tạo điều kiện thúc đẩy ngọn lửa hận thù phát triển mạnh , thiêu đốt và làm tàn trụi đi vườn hoa tâm hồn ở trong lương tâm của chúng ta . Nó chính là nguyên nhân quan trọng tạo nên những căn bệnh hiểm nghèo cho cơ thể .
            Theo y học , sự giận giữ hay hận thù làm xáo trộn bộ máy tuần hoàn , ảnh hưởng đến cả tim và huyết quản . bình thường quả tim của chúng ta đập75 nhịp /phút , khi tức giận mặt đỏ lên , tim đạp 120 – 150 nhịp /phút, như vậy tim phải làm việc gấp đôi . Do đo, dẫn đến bệnh đau tim . Sau tim, thận cũng là một cơ quan phải làm việc nhiều , mỗi ngày thận phải lọc một một lưu lượng máu tuần hoàn trong cơ thể là 184 lít và bài tiết ra ngoài chừng 1,5 lít nước tiểu . Đẻ làm công việc này , thận cần phải có nhiều dưỡng khí . Khi cơn giận bùng lên tim đập nhanh , không đủ thời gian để lấy dương khí cung cấp cho thận, cho nên các tế bào thận ngộp dẫn đến cao huyết áp .
Trên thực tế , nhiều người vì quá uất hận mà chết ngay . Như trong chuyện TAM QUỐC DIỄN NGHĨA , Chu Du do thua Gia Cát Lượng mấy tận liên tiếp mà uất ức quá phát bệnh , ộc máu ra chết .
Không những thế khi lòng tức giận khởi lên , nó còn che khuất trí tuệ sáng suốt củ chúng ta , cho nên dẫn đến hành động càn quấy  . Sau khi bình tĩnh lại người ta thườn hối hận rằng : ‘ lúc đó tôi nóng quá cho nên không làm chủ được mình , (!)’’ đó là những người biết ăn năn , tuy rằng họ thiếu khả năng tự tại , bị lòng nóng giận sai khiến . nếu không khắc phục được điều đó , thì chắc chắn những người ấy sẽ không làm được sự nghiệp gì . Bởi vì đức tính nhẫn nại kiên trì , chịu đựng khó khăn là một trong những yếu tố rất quan trọng , quan trọng , quyết định sự thành công của mỗi con người .
 
 
 

b . Đối với những người xung quanh , Bất Nhẫn có tác hại gì ?
     Đối với những người xung quanh , lòng hận thù được biểu hiện ra bằng những hành động trả thù tàn sát gây đau khổ cho người khác . Bởi vì làm được việc gây ra đau khổ cho đối tượng mà mình đang thù oán , thì bản thân mới hả giận .
Khi nghiên cứu về sự nóng giận , người ta đã chia ra làm ba cấp , đó là : ranh mãnh , thù hằn và thâm hiểm .
Không mâu thuẫn chút nào khi “ ranh mãnh ” là biểu hiện cấp thấp của sự “ hung hăng ” là sự “ xơ cứng ” của tâm hồn . Còn “ thù hằn ” là một thói xấu có chủ đích và nó sẽ được phát ra hành động xấu một khi nó có đủ điều kiện . “ Thâm hiểm ” là lòng độc ác cả trong ý nghĩ và hành động .
Đối nghịch với ba yếu tố trên là lòng trắc ẩn , tình thương và sự bao dung .
Trên thực tế , nếu cứ lấy tức giận mà trả thù lẫn nhau , thì oán đối sẽ chồng chất lên không bao giờ hết được . Chỉ có tình thương cao cả và bao dung mới có thể hoá giải được sự hận thù lẫn nhau mà thôi .
Nếu không ý thức được điều đó , đôi khi chỉ vì sự nóng giận trong nhất thời , mà dẫn đến mất mạng và làm tiêu tan cả sự nghiệp của mình .như tục ngữ có câu : “ kiếm củi ba năm , thiêu đốt một giờ .’’
đó là một thực tế rất dễ hiểu , bởi vì một que diêm có thể đốt cháy cả một rừng củi .
Khi đã hiểu được tác hại của bất nhẫn thì cũng có nghĩa là chúng ta đã hiểu một phần nào của NHẪN .
2- Nhẫn và tác dụng của Nhẫn
Thông thường khi chúng ta bị xúc phạm thì sẽ tức giận , đó là người có tự trọng . xong người có trí thì thấy rằng hành động nóng giận bao giờ cũng gây ra sự đau khổ cho nên phải Nhẫn .Do vậy Nhẫn chỉ đặt ra với người có trí . Vì Nhẫn là một hành độnh của trí tuệ , và chỉ người có trí mới dùng đạo lực của trí tuệ để hoá giải cơn nóng giận của mình .
  1. Đối với bản thân, Nhẫn có tác dụng gì ?
Nhẫn có tác dụng làm cho ta không nóng nảy bởi nghịch cảnh , và còn tạo cho ta khả  năng bình tĩnh chủ động vận dụng chuyển xoay nghịch cảnh trở thành thuận lợi cho mục đích cao cả của mình .
  1. Đối với gia đình, Nhẫn có tác dụng gì ?
Trong gia đình , mối quan hệ vợ chồng , muốn có sự yêu thương nhau mãi mãi thì phải có sự “ Nhẫn nhịn ’’ đói với nhau ; tục ngữ có câu
Chồng giận thì vợ nhường lời
Cơm sôi bớt lửa , chẳng rơi hạt nào !
Và khi đã “ thuận vợ thuận chồng ’’ rồi thì “ tát cạn biển đông ’’
Cũng chính vì phép Nhẫn đã làm cho cả gia đình giữa ông , bà , cha mẹ , anh em , con cháu … có được sự đầm ấm . Cha mẹ nhân từ , cháu con hiếu thảo ,thương yêu hiếu kính đùm bọc lẫn nhau .
Ngay từ xưa , để xây dựng hanh phúc gia đình , nhà Nho đã nêu lên chữ Nhẫn bằng câu nói đầy thi vị :
Nhất cần thế thượng vô nan sự
Bách nhẫn đường trung hữu thái hoà ‘’’.
( Nghĩa là : Nếu siêng năng , nhẫn nại , kiên trì , thì trên đời này không có việc gì khó cả ; trong cuộc sống luôn luôn có sự nín nhịn và tôn trọng đối với nhau thì gia đình sẽ luôn luôn hoà thuận ) .
Trên thực tế , đức tính Nhẫn được tạo nên được nhiều gia đình mẫu mực đến nỗi “ năm thế hệ ở chung một gia đình ” gọi là “ Ngũ đại đồng đường“”
           Tuy nhiên , muốn có được kết quả trên , chúng ta cần phải ý thức được rằng mỗi người có một cá tính riêng, điều mà người này thích đôi khi không phải sở thích của người kia và ngược lại . Cho nên trong cuộc sống không thể không có những điều trái lý , xong chúng ta phải tâm lý rằng điều mà người ta thích cũng như mình thích , nên dễ có sự thông cảm , và tất nhiên cái thích đó cũng nằm trong khuôn khổ nhất định của nó .
Tóm lại , trên cơ sở đức Nhẫn lấy sự thương yêu làm gốc , lấy sự thông cảm làm đầu , thì tất cả mọi việc theo đó mà tốt đẹp .
c. Đối với tập thể Nhẫn có tác dụng gì ?
               Trong tập thể , nếu mọi người biết “ Nhẫn nhịn ’’ với nhau thì tự nhiên sẽ có sự thương yêu tôn trọng qua lại . Đó chính là chất liệu xây dựng và củng cốkhối đại đoàn kết muônngười như một , tạo nên một sức mạnh tổng hợp to lớn , để thực hiện được các mục tiêu do tập thể mình đặt ra . Tóm lại , Nhẫn mang lại sự tốt đẹp cho xã hội , hạnh phúc cho gia đình và an lạc cho bản thân .
                Vì thấy được tác hại ghê gớm của Bất Nhẫn , cũng như lợi ích to lớn của phép Nhẫn, cho nên chúng ta phải cùng nhau thực hành phép Nhẫn , để xây dựng và đảm bảo sự an lành cho mình và cho mọi người .
3. Phương pháp thực hành phép Nhẫn
         Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng: chúng ta không nên nói năng và hành động trong lúc nóng giận , thì sự im lặng đó là vàng .
Làm tiêu tan đi sự nóng giận được tiến hành theo những bước sau :
*Đầu tiên Nhịn ở trrên nét mặt …rồi Nhịn ở trong bụng … dần dần … không phải Nhịn nữa .
Đầu tiên Nhịn ở trên nét mặt
            Có thể nói khi còn là con người phàm phu thì không ai là không có tính nóng giận , và máu nóng sẽ bốc lên khi bị xúc phạm . Nhưng khi thực hành phép Nhẫn , với trí tuệ người ta sẽ điều phục nó bằng cách không cho thể hiện sự bất bình ở trên nét mặt . Kinh nghiệm của tôi là khi bị xúc phạm , chì chiết , chê bai … khi sự tức giận trong tâm đã khởi lên , thì tôi sẽ không nói năng hay hành động gì trong lúc đó , mà chỉ lặng yên để “ đón nhận ” những điều không xứng ý này  , nếu bản thân vẫn còn có thể ngồi nghe được . Nếu một khi cảm thấy căng thẳng hết chịu nổi , để tránh sự trầm uất , và cơn tức giận bùng ra , thì tôi sẽ đi ra ngoài  . Đợi khi tâm mình trở lại bình thường , có thể “đón nhận ” được nữa , thì tôi sẽ quay trở vào để nghe tiếp  … Cứ như thế trải qua một thời gian nhất định , cái tâm dần dần sẽ được nhu hoà trở lại .
  • Rồi nhịn ở trong bụng
Đây là bước thứ hai cao siêu hơn . Tuy tính nóng nảy hễ động đến là “sẵn sàng" như trước không còn nữa. Nhưng tính bực tức vẫn còn gợi lên một  khi bị trái ý. Cho nên chúng ta lại phải tiếp tục nhịn ở trong bụng và cũng vẫn cần sự nín lặng để không cho nó phát khởi. Đồng thời với sự tỉnh thức, ta xem sự tức giận đó nó đang ở đâu? nó từ đâu phát khởi? và sau khi hết tức nó sẽ đi về đâu? Để thấy được cái tính vốn là huyễn ảo không thực có của nó.
  • dần…. dần..không phải nhịn nữa !
                Một khi đã đạt được phép Nhẫn , tức là không còn nóng giận nữa , cũng có nghĩa là                             “ bất cứ người nào ” không thể gây ra sự bực tức cho mình được . Do đó “ không có bất cứ một ai ” là kẻ thù oán của mình , coi muôn như một , mở rộng một tình thương bao la , bình đẳng đến với mọi người  . Thực vậy , con người ta có ăn thì mới được no , có uống thì mới hết khát . Nếu nỗ lực thực hành phép Nhẫn , chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được hạnh phúc cho mình và cho mọi người trong cuộc sống hiện nay . không hổ danh là môn đe của LẠC VIỆT VÕ ĐẠO .
Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Thông báo

Kỳ thi 112 - 17g00 tại võ đường Yên Sở

17g00 ngày 3/9/2013. Tại võ đường Yên Sở diễn ra cuộc thi thủ khoa, trao đai, thẻ. Mời quý vị phụ huynh, Cựu võ sinh, các võ đường tới xem và cổ vũ. Tác giả bài viết: BAN TỔ CHỨC

Liên lạc

Liên lạc với môn phái

Trưởng Môn phái Lạc Việt Võ Đạo: Nguyễn Thành Chung Phó Giám đốc: Trung tâm UNESCO Phát Triển Văn Hóa & Thể Thaowebsite: lacvietvodao.vnEmail: lacvietvodaontc.@gmail.com           lacvietvodaontc@yahoo.com.vnĐT    :...

Võ sư Nguyễn Thành Chung, Trưởng môn phái LẠC VIỆT VÕ ĐẠO trao hoa cho hai Thầy đại diện cho Học Viện Cảnh Sát  - Học Viện An Ninh
Quang cao giua trang